Chủ Nhật, 22/09/2024 06:29 SA
Phú Yên - Đất & Người
Trong số các địa phương nổi dậy hưởng ứng phong trào Tây Sơn sớm nhất ở Phú Yên phải nói đến nhân dân vùng rừng núi phía tây huyện Đồng Xuân.
Trong lúc Tống Phúc Hiệp và Nguyễn Nhạc đương thương thuyết. Bất ngờ lực lượng Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đem 2.000 quân tinh nhuệ theo đường thượng đạo vào núi La Hiên phối hợp với nghĩa quân Tây Sơn trung đạo do các tướng Nguyễn Quang Sáng, Lương Văn Trực chỉ huy đội kỵ binh cùng với đội tượng binh của chúa Thủy Xá là Ma Khương, đội thủy quân do Trần Văn Nhâm và Lưu Quốc Hưng thống lĩnh đánh úp quân Nguyễn.
Sau thắng lợi ở Hội Phú, đô đốc Nguyễn Văn Lộc được cắt cử làm Trấn thủ phủ Phú Yên cùng một số tướng lĩnh như Võ Văn Cao, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Công Lang, Nguyễn Hóa lo ổn định tình hình tại đây.
Sự hiểm trở của núi La Hiên cũng như rừng núi Đồng Xuân thời bấy giờ đã giúp cho nghĩa quân Phú Yên che giấu lực lượng trong một thời gian cần thiết để xây dựng căn cứ và phát triển binh lực, ít nhất là trước năm 1773.
Thăng trầm vùng đất đỏ
Thứ Ba, 30/11/2010 13:23 CH
Vùng đất đỏ Sơn Thành trải dài từ Lâm trường Tháng Tám đến cực tây huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Không cần nhờ đến địa chất học, hầu như ai cũng rõ vùng đất bazan này do miệng núi lửa trên núi Mái Nhà phun trào tạo ra, từ thuở khai thiên lập địa. Trên đỉnh núi có những hòn kỳ thạch to cả người ôm nhưng nhẹ tênh, có thể nhấc bổng bằng một tay.
La Hiên là ngọn núi già trong hệ thống của dãy Trường Sơn đông, có độ cao 1381m, nằm ở vị trí tiếp giáp với 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai: phía bắc giáp với vùng núi huyện Vân Canh (Bình Định), tây Bắc giáp với huyện Đắc-bơt (Gia Lai).
Vực Phun
Thứ Hai, 29/11/2010 13:30 CH
Đi về phía thượng nguồn sông Bánh Lái, tới vùng núi Đá Đen thuộc xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, Vực Phun hiện ra giữa núi rừng hùng vĩ, đẹp như một bức tranh.
Để tập hợp lực lượng, Hưng Quốc hội chủ trương mở hội quán nhằm thu hút các anh hùng hào kiệt đến hội ngộ, đàm đạo thơ văn, luyện tập võ thuật, từ đó kết tìm người có chí hướng vào tổ chức chống lại chế độ cai trị của họ Nguyễn.
Từ trước đến nay, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước khi đề cập đến phong trào nông dân Tây Sơn thế kỷ XVIII đều cho rằng: nơi phát khởi phong trào từ ấp Tây Sơn - Bình Định.
Về mặt quân sự, tại Phú Yên, nhà Tây Sơn đã xây dựng được một lực lượng quân đội mạnh, nhằm trấn áp các thế lực đối kháng, nhất là Nguyễn Ánh lúc bấy giờ đã chiếm được Gia Định và đang từ phía nam tấn công ra.
Rồi đây tỉnh nhà sẽ phổ cập bậc trung học phổ thông nhưng nhân dân sẽ không bao giờ quên người Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Trung học Lương Văn Chánh - Thầy Trần Suyền - Cố Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên. Trong cương vị lãnh đạo tỉnh Đảng bộ, ông luôn quan tâm chỉ đạo phát triển giáo dục một cách cụ thể và có hiệu quả.
Ngày 1/5 năm 1931, truyền đơn có cả ba thứ tiếng Quốc ngữ, Pháp, Trung Hoa với nội dung ủng hộ Xô – viết Nghệ Tĩnh, chống khủng bố trắng đồng bào Nghệ Tĩnh, Quảng Ngãi, ủng hộ Liên bang Xô – viết, đòi xóa bỏ thuế thân, tuần tra canh gác, chống cường hào ác bá... xuất hiện khắp nơi ở La Hai, Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa, Củng Sơn và các trục giao thông lớn làm cho chính quyền thực dân lúng túng, lâm vào thế đối phó bị động.
Thầy Bân được bổ dạy lớp nhất ở trường tiểu học Sông Cầu. Trước hết thầy Bân lo làm tròn phận sự của nhà giáo, đem hết tâm sức để dạy dỗ học trò. Và cũng chẳng bao lâu thầy đã kết thân với các thầy Bùi Dung, Trịnh Bá Đài... Thầy có mối quan hệ rất rộng, thu hút cả giới công chức trong tỉnh như Trương Đình Nhị, Trương Đình Giám ở Sở Lục lộ Phú Yên.
Thật là một đoản văn rất hay luận về quan điểm dạy và học, về phương pháp nghiên cứu và thưởng ngoạn văn học, về vấn đề phát triển tư duy, vấn đề hình thành nhân cách! Đó là một quan điểm giáo dục rất tiến bộ xuất hiện rất sớm từ một nhà giáo tỉnh lẻ. Thầy giáo Trần Chương đã tiếp cận được quan điểm nội dung và phương pháp giáo dục mới của cách mạng.
Tôi thật bồi hồi, xúc động khi được lật từng trang của một quyển vở soạn bài, quyển vở mà do sự nể trọng nhà giáo Trần Quang Tỷ mới cho tôi mượn, quyển vở mà anh xem như là một bảo vật, một di sản tinh thần vô giá của Nhà giáo Trần Chương - người cha kính yêu của anh để lại cho gia đình.
Khoảng tháng 1/1929, các thanh niên, thầy giáo, học sinh nòng cốt trong “Hưng nghiệp hội xã” bắt được liên lạc với ông Hoàng Hữu Đàn, một cán bộ lãnh đạo của VNTNCMĐCH Trung kỳ. Chi bộ VNTNCMĐCH đầu tiên được thành lập ở Tuy Hòa, ba tôi được bầu làm bí thư chi bộ.
Phục hồi kinh tế nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng trong cuộc cải cách của vua Quang Trung. Nhiệm vụ đó đã được quan quân nhà Tây Sơn ở Phú Yên triển khai khá triệt để.
Từ khi còn là Bắc Bình Vương, Nguyễn Huệ đã chú ý nhiều mặt về chính trị, từng bước xây dựng chính sách ở trung ương và địa phương. Sau khi xưng đế (25/11/1788) Quang Trung củng cố lại chính quyền trung ương theo quy cách một triều đình đế vương.
Phú Yên đã từng là trung tâm chiến tranh” đó là câu được trích từ “Hịch truyền quan lại quân dân các phủ Quảng Ngãi, Quy Nhơn” của Hoàng đế Quang Trung, ngày 10 tháng 7 năm Quang Trung thứ năm, tức ngày 27/8/17921.
Mùa xuân năm 1771, cuộc khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn nổ ra tại ấp Tây Sơn, một vùng miền núi thuộc phủ Quy Nhơn (tỉnh Bình Định ngày nay). Nghĩa quân đã nhanh chóng mở rộng khắp các tỉnh Bình Định, Phú Yên.
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek