Phóng sự - Ký sự
KỲ II: Để tang, hương khói cho “Ông”
Thứ Ba, 03/06/2008 12:00 CH
Chuyện về “Nam Hải đại tướng quân”, nhất là việc cứu người trong cơn nguy nan giữa trùng khơi, dù ngẫu nhiên, dù khoa học đã hoặc chưa thể giải thích, ngư dân vẫn truyền miệng nhau những điều kỳ bí. Đi đến bất cứ vùng biển nào, chúng tôi cũng được nghe ngư dân sùng kính “ông Nam Hải” của họ. “Ông” chính là niềm tin của họ mỗi khi dong thuyền ra khơi.
Huyền thoại “Nam Hải đại tướng quân”
Thứ Hai, 02/06/2008 15:00 CH
Những ngày trung tuần tháng tư âm lịch, ngư dân ở nhiều vùng biển bắt đầu vào mùa lễ hội Nghinh Ông. Đây cũng là dịp để người ta nhắc lại những chuyện huyền hoặc của “Nam Hải đại tướng quân”, với đầy vẻ thành kính tôn sùng, hàm ơn loài cá voi này.
Đến vùng đất thiêng Lũng Cú
Thứ Năm, 29/05/2008 16:00 CH
Lũng Cú- địa danh thiêng liêng mà tất cả những người Việt Nam đều nhớ nằm lòng ngay từ khi bắt đầu học địa lý về đất nước mình, vùng đất huyền thoại mà người Việt nào cũng mơ ước được một lần đặt chân đến. Trên bản đồ Tổ quốc, đó là đỉnh một cái “chóp nón” đầy kiêu hãnh của cực Bắc. Tôi đã có cảm giác hạnh phúc đến tột cùng khi lần đầu tiên may mắn được đặt chân đến vùng đất hội tụ hồn thiêng sông núi, nơi đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền đất nước.
Kỳ cuối: Sóng gió An Bang, nhà giàn Quế Đường
Thứ Tư, 28/05/2008 17:01 CH
Biển cả thật bí ẩn và kỳ lạ, mới hôm qua rất yên ả, vậy mà hôm nay lại đỏng đảnh, trở chứng nổi sóng ầm ào. Từng lớp sóng xô trắng mặt biển, bụi nước bay mù mịt. Sóng “đuổi theo” con tàu trong suốt hải trình đến đảo An Bang và nhà giàn DK1-19 (còn gọi là nhà giàn Quế Đường).
Kỳ IV: Chuyện ở hai đảo chìm
Thứ Ba, 27/05/2008 15:28 CH
Mười, mười lăm năm trước, đọc tập truyện ký “Đảo chìm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi thật sự cảm phục, xúc động trước sức chịu đựng mọi gian khổ và sự hy sinh cao cả của người lính Trường Sa. Bây giờ, vượt hải trình gần 500 hải lý đến hai đảo chìm Đá Tây, Tiên Nữ, tôi được gặp gỡ những người lính đảo hôm nay. Nối tiếp truyền thống cha anh, vượt lên nhiều khó khăn, thiếu thốn, họ cầm chắc tay súng bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
KỲ III:Hoa thiêng trôi trên biển đảo Phan Vinh
Thứ Hai, 26/05/2008 15:42 CH
Đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Lữ đoàn Trường Sa, 54 năm ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, con tàu HQ 996 đã đến vùng biển đảo mang tên người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh, Thuyền trưởng tàu không số, đã anh dũng hy sinh trên con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Một lễ viếng đặc biệt đã diễn ra giữa biển khơi để tưởng nhớ các anh hùng đã hy sinh trên vùng biển này...
Kỳ II: Ngày và đêm trên đảo Trường Sa Lớn
Thứ Sáu, 23/05/2008 15:00 CH
Cảm giác nôn nao, háo hức đến với một phần Tổ quốc thiêng liêng như thôi thúc tôi cùng nhiều thành viên trong đoàn lần lượt thức dậy từ 4 giờ sáng để lên boong tàu ngồi chờ giây phút được nhìn thấy đảo. Bình minh, bất chợt những con cá heo tung mình uốn lượn trên mặt biển như chào đón những người khách của biển cả.
Tháng Năm, đến với Trường Sa thân yêu!
Thứ Năm, 22/05/2008 16:05 CH
Những ngày tháng 5, nhân kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng miền Nam và giải phóng Trường Sa, 30 năm thành lập Lữ đoàn Trường Sa, chúng tôi cùng đoàn công tác Bộ tư lệnh Hải quân và các tỉnh thành phố trong cả nước do thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Nguyễn Cộng Hòa - Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân dẫn đầu, lên tàu HQ 996 từ bến cảng Ba Son (TP Hồ Chí Minh) vượt sóng gió trùng khơi để đến thăm, động viên quân và dân trên huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
31 năm tìm danh hiệu liệt sĩ cho cha
Thứ Tư, 21/05/2008 15:00 CH
Một nhà báo quê ở thôn Xuân Phu, xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sau khi đất nước thống nhất, người thân của ông đã liên tục gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan chức năng thẩm quyền, nhưng do có sự nhầm lẫn, nên 31 năm sau ông mới được công nhận là liệt sĩ.
Lạc Sanh - Gần mà xa...
Thứ Tư, 14/05/2008 10:00 SA
30 năm trước, hàng chục người dân ở thị trấn Phú Lâm, huyện Tuy Hòa (cũ) “ly hương” lên vùng núi rừng thuộc xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa lập nên làng Lạc Sanh (còn gọi là làng “thị trấn” bởi dân cư toàn là dân Phú Lâm). Nhưng sau 30 năm “bám trụ”, vì dự án vùng kinh tế mới (KTM) Lạc Sanh không triển khai như kế hoạch ban đầu, khiến đời sống người dân nơi đây gặp nhiều khó khăn.
Kí ức ở Chung Cheong Buk – do
Chủ Nhật, 11/05/2008 15:47 CH
Nụ cười thân thiện của các bạn Hàn Quốc đón đoàn đại biểu tỉnh Phú Yên tại sân bay Quốc tế Ooc Chơn, đã xua đi cái mệt mỏi, mất ngủ gần 5 tiếng đồng hồ bay từ Việt Nam sang Hàn Quốc.
DK1 - Ngôi nhà giữa trùng dương
Thứ Sáu, 09/05/2008 15:00 CH
Trung bình mỗi năm, cư dân trên nhà giàn phải hứng chịu hơn chục cơn bão lớn nhỏ. Nhưng kể từ năm 1989 đến nay, họ chưa bao giờ rời nhà giàn, chưa một lần đặt chân lên đất liền...
Nào mình cùng lên xe buýt
Thứ Tư, 07/05/2008 18:00 CH
Trong thời gian gần đây, xe buýt đã trở thành phương tiện công cộng phổ biến, thuận lợi, giúp người dân tiết kiệm chi phí trong đi lại. Tuy nhiên, nếu có dịp đi xe buýt một lần, nhiều người sẽ có cảm giác giống như tôi...
Nhà sáng chế không bằng cấp
Thứ Ba, 06/05/2008 10:30 SA
Anh Nguyễn Hồng Phong, 36 tuổi, nhờ tài... học lóm mà làm nên nghiệp công ty sản xuất phân bón. Anh tâm sự: “Tôi không tự ti vì mình không bằng cấp, không học qua trường lớp chuyên môn. Cái cần ở người muốn làm giàu là biết chịu khó, suy nghĩ làm ăn, tự mình vươn lên”.
Rủ nhau xuống sông... phá đá
Thứ Năm, 01/05/2008 14:00 CH
Thủy điện Sông Ba Hạ nút cống dẫn dòng. Nước sông Ba kiệt dần, lòng sông nổi lên những loại “kỳ thạch” nhiều hình thù, màu sắc tự nhiên hấp dẫn. Khoảng một tuần qua, hàng trăm người đã đổ về khu vực này đào bới lòng sông để tìm đá đẹp.
Chuyện một gia đình cách mạng
Thứ Ba, 29/04/2008 13:05 CH
Đồng chí Nguyễn Văn Tỵ năm nay ngoài 50 tuổi có khuôn mặt chữ điền, vóc người cao ráo, ánh mắt hiền hiền, hiện đang là cán bộ làm công tác thanh tra ở Ban Tôn giáo tỉnh Phú Yên. Anh là cháu nội của bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Hận.
Xúc chình kiếm được bạc trăm…
Thứ Tư, 23/04/2008 15:30 CH
Hơn ba tháng qua, cả ngày lẫn đêm, đoạn sông Ba từ cầu Đà Rằng mới đến thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng (huyện Phú Hòa) dường như lúc nào cũng có nhiều người đi xúc chình. Người dân các thôn Ân Niên, Vĩnh Phú, Đông Phước, Đông Bình... thuộc xã Hòa An coi khúc sông này là nơi kiếm sống.
Người đàn bà mù nhưng không phế
Thứ Tư, 16/04/2008 07:20 SA
Mất đi đôi mắt, nhiều người xem như đã tàn phế, không thể làm gì khi xung quanh chỉ toàn là màu đen. Thế nhưng, một người đàn bà ở xóm Bến (xã An Hiệp, huyện Tuy An) bị mù cách đây 8 năm, hàng ngày vẫn ra đầm Ô Loan mò hàu để kiếm gạo. Bà không chỉ nuôi mình mà còn giúp chồng có thời gian làm việc nghĩa cho đời là khâm liệm để đưa người mất về thế giới bên kia. Bà là Nguyễn Thị Lựu.
Một lần viếng Đền Hùng
Thứ Ba, 15/04/2008 10:00 SA
Ngày còn nhỏ, học lịch sử về thời kỳ dựng nước của các vua Hùng và được biết sự tích bánh chưng, bánh dầy, chúng tôi ao ước được ra Phú Thọ lên núi Nghĩa Lĩnh thăm Đền Hùng. Đầu năm 1977, tôi về Đoàn Địa chất thủy văn 62 thực tập tốt nghiệp với chuyên đề Tìm kiếm thăm dò nước ngầm khu vực Tiên Kiên- Ba Hàng. Nhìn vào tấm bản đồ địa hình thấy có biểu tượng vị trí Đền Hùng Vương ở núi Nghĩa Lĩnh thuộc xã Hy Cương, có đường đồng mức ghi độ cao 175 mét, trong khu vực của phương án, mấy anh em học sinh thực tập chúng tôi háo hức định rủ nhau lên thăm.
Trên những nẻo đường tình nguyện
Thứ Bảy, 12/04/2008 14:00 CH
Trong Tháng Thanh niên năm 2008, tuổi trẻ Phú Yên đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, như: khám và phát thuốc cho bà con dân tộc thiểu số, dọn vệ sinh, tham gia giữ gìn trật tự giao thông, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt... Sắc áo xanh, vành mũ tai bèo tỏa khắp các buôn làng.