Trung bình mỗi năm, cư dân trên nhà giàn phải hứng chịu hơn chục cơn bão lớn nhỏ. Nhưng kể từ năm 1989 đến nay, họ chưa bao giờ rời nhà giàn, chưa một lần đặt chân lên đất liền...
Nhà giàn DK1-14. - Ảnh: XUÂN HIẾU |
Sau gần 10 ngày đêm của chuyến hải trình, ghé thăm 4 đảo nổi, 3 đảo chìm thuộc quần đảo Trường Sa, tàu HQ-996 (Vùng 4 Hải quân) đưa chúng tôi vượt qua bãi Ba Kè đến bãi Tư Chính thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc thăm Cụm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu (còn gọi là nhà giàn DK1).
LỜI HỨA GIỮA TRÙNG DƯƠNG
Xuất phát từ đảo Ang Bang vào trưa ngày hôm trước, nhưng phải đến sáng hôm sau, tàu mới đến nơi.
“Nhà giàn kia rồi!” - Có ai đó reo lên. Thật kỳ diệu, giữa biển khơi thăm thẳm cách đất liền hàng trăm hải lý mà người ta có thể xây được căn nhà đồ sộ, cao đến vài chục mét so với mặt biển. Nhìn ngôi nhà nghiêng nghiêng, đứng chênh vênh giữa đại dương mênh mông, tôi thầm thán phục những người sống trên đó.
Tàu đến cách nhà giàn khoảng nửa hải lý thì thả neo. Nhiều cư dân của nhà giàn đã ra lan can đợi đón khách. Cán bộ trên tàu thông báo: Hôm nay sóng nhỏ, có thể lên nhà giàn. Các đồng chí làm công tác nghiên cứu, các phóng viên và bộ phận chuyển hàng được ưu tiên lên trước. Xuồng chở gần 20 người và đi được hơn nửa đoạn đường thì gió bắt đầu nổi lên, sóng cũng mạnh dần theo. Khó khăn lắm xuồng mới áp được gần sát chân trụ nhà giàn. Nhưng càng về sau sóng càng dữ. Chiếc xuồng cứ chồm lên rồi bổ nhào xuống theo từng con sóng, như muốn hất tung, nhấn chìm mọi người xuống biển sâu. Người trên nhà giàn và người dưới xuồng chỉ còn cách nhau trong gang tấc, những lúc sóng nâng xuồng lên cao tưởng chừng có thể nắm được tay nhau, vậy mà… Người lên không được, nhưng quà và hàng không thể không đưa lên. Vậy là người trên nhà giàn thả dây xuống, anh em dưới xuồng buộc hàng cho họ kéo lên từng bao một.
Với kinh nghiệm dạn dày của một người đã hàng chục năm lăn lộn với sóng gió biển khơi, đợi đúng lúc con sóng nâng xuồng lên cao, Chuẩn Đô đốc Trần Thanh Huyền, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân nhoài người đu bám vào sợi dây kéo hàng, nhảy vọt lên nhà giàn. Bằng cách ấy, thượng tá Trương Công Thế, Chính ủy đơn vị M71 cũng lên được nhà giàn. Rồi họ ôm nhau, nghẹn ngào. Giữa sóng gió của đại dương mênh mông, tôi nghe rõ tiếng của trạm trưởng: “Tôi, Nguyễn Văn Đoàn, trạm trưởng xin hứa: Khi nào chúng tôi còn thì nhà giàn còn. Dù phải chịu đựng gian khổ, phải hy sinh đến tính mạng, chúng tôi vẫn cương quyết bảo vệ vững chắc vùng biên giới hải đảo, thềm lục địa phía
Thả vòng hoa tri ân các liệt sĩ.
NHỮNG NGÔI NHÀ TRÊN BIỂN
Thượng tá Trương Công Thế, Chính ủy đơn vị M71 cho biết: Cụm Kinh tế-Khoa học-Dịch vụ thuộc đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo (nay là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) được xây dựng theo Chỉ thị số 180/CT ngày
Cũng như nhà giàn DK1-14, các nhà giàn khác ở thềm lục địa phía
Trung bình mỗi năm cư dân trên các nhà giàn phải hứng chịu hơn chục cơn bão, chưa kể những đợt gió mùa đông bắc kéo dài. Thời tiết khắc nghiệt là vậy, nhưng có nhiều người từ năm 1989 đến nay chưa bao giờ rời nhà giàn, chưa một lần được đặt chân lên đất liền. Mọi thứ, trừ đặc sản biển, đều phải mang ra từ đất liền theo các chuyến tàu. Theo thượng tá Trương Công Thế, tuy biệt lập giữa trùng khơi nhưng trên nhà giàn luôn có nhiều loại rau như mồng tơi, rau dền, cải, rau muống, rau thơm các loại và có cả bầu, mướp… Đặc biệt, cá biển ở đây rất phong phú, đánh bắt (chủ yếu là câu) ăn không hết, anh em làm mắm hoặc phơi khô ăn dần.
THẢ VÒNG HOA TRI ÂN
Rời nhà giàn DK1, con tàu tiếp tục hải trình hướng về phía Mỏ Rồng và đi qua một nghĩa trang đặc biệt. Chuẩn Đô đốc Trần Thanh Huyền bùi ngùi cho biết: Nơi đây, 9 cán bộ, nhân viên nhà giàn đã hy sinh, vĩnh viễn nằm lại giữa lòng biển sâu, dưới những con sóng bạc đầu.
Đêm 4/12/1990, cơn bão số 10 với sức gió cấp 12, giật trên cấp 12 tràn qua bãi cạn Phúc Tần. Nhà giàn DK1-3 bị sóng đánh rung lên bần bật. Đến khoảng 2 giờ sáng thì toàn bộ nhà giàn đổ sập xuống biển cùng với 8 cán bộ, nhân viên. Trong đêm tối, anh em bám vào chiếc phao mới kết vội. Nhưng sóng càng lúc càng dữ dội, đến sáng hôm sau thì chiếc phao chung bị đánh tan tành. Giữa sự sống và cái chết, trạm phó Nguyễn Hữu Quảng đã nhường lại chiếc phao cá nhân và miếng lương khô cuối cùng của mình cho người yếu hơn rồi chìm dần vào lòng biển. Trước khi ra đi anh còn dặn dò đồng đội: “Hãy giữ sức và cố gắng bơi nhiều ngày để chờ người ra cứu”. Hơn nửa tháng sau, tàu cứu hộ mới ra đến nơi và chỉ có 5 người may mắn thoát chết. Ngoài trạm phó Nguyễn Hữu Quảng, y sĩ Lê Đức Là và nhân viên Hồ Văn Hiền cũng đã ra đi vĩnh viễn.
Rạng sáng
Trong các năm 1990, 1996, 1999 và 2000, bão tố đã cướp đi 9 người cha, người anh, người chồng, người con thương yêu. Các anh mãi mãi nằm lại trong lòng đại dương vì Tổ quốc thiêng liêng.
Theo tập quán của những người đi biển, đoàn công tác chúng tôi do Trung tướng Bùi Văn Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt
XUÂN HIẾU