UBND tỉnh Phú Yên vừa ra Thông báo số 1446/UBND về việc phải dừng ngay việc lắp đặt thiết bị liên quan đến sản xuất mía đường tại Mặc Hàn (xã Sơn Hà, huyện miền núi Sơn Hoà) là địa điểm đã được UBND tỉnh Phú Yên phê duyệt cho Công ty TNHH rượu Vạn Phát (RVP) đầu tư. Vì sao phải ban hành thông báo này?
Nhà máy Vạn Phát đang xây dựng tại thôn Mặc Hàn (Sơn Hà, Sơn Hòa) - Ảnh: THẾ LẬP
Ngày 14-4-2005, UBND tỉnh Phú Yên đã ra quyết định số 552/QĐ-UB về việc chấp thuận nội dung đầu tư của Dự án xây dựng nhà máy cồn, gaz CO2, rượu, phân vi sinh do RVP đầu tư trên diện tích 5 ha với tổng số vốn gần 67,7 tỷ đồng và sử dụng nguyên liệu là các phế phẩm thải ra từ các nhà máy đường như mật rỉ, bã mía, bã bùn. Sau đó, ngày
Tuy nhiên, sau khi đạt được thoả thuận của UBND tỉnh theo quyết định số 552/QĐ-UB, Giám đốc RVP Bùi Thị Quy bắt đầu qua mặt UBND tỉnh Phú Yên khi ngày 18-5-2005 đã làm tờ trình gửi thẳng lên Bộ NN-PTNT xin di dời nhà máy đường Việt Trì mà bà đã mua lại trị giá 5,7 tỷ đồng vào thôn Mặc Hàn mà không báo cáo cho UBND tỉnh Phú Yên biết. Thiết bị này được Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối thuộc Bộ NN-PTNT khuyến cáo là “thiết bị cũ thanh lý (theo Sở Công nghiệp Phú Yên, thiết bị này do Trung Quốc chế tạo từ năm 1958 - NV), nếu phục hồi lắp dựng lại để sản xuất sẽ không có hiệu quả”. Thế nhưng, khi chưa có ý kiến của tỉnh Phú Yên và Bộ NN-PTNT, bà Quy đã đưa thiết bị nhà máy đường Việt Trì vào Mặc Hàn để lắp đặt. Trong quá trình lắp đặt, đã có nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra phát hiện RVP thực hiện không đúng theo nội dung đầu tư của dự án và ngày 17-8-2005 UBND tỉnh đã có thông báo cho RVP không được lập cơ sở ép mía sản xuất xi-rô tại Mặc Hàn, nhưng bà Quy vẫn cứ tiến hành.
Được biết, từ năm 2001 RVP cũng đã đầu tư dây chuyền sản xuất cồn tại khu công nghiệp Phú Tài, tỉnh Bình Định với tên gọi Công ty TNHH rượu Bình Định. Tuy nhiên, khi bắt đầu hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường quá nặng và nhiều lần bị người dân đến đập phá, ném đá, chặt cây, xô ngã bờ tường và đốt cả văn phòng. Năm 2004, UBND tỉnh Bình Định buộc RVP phải di chuyển cơ sở sản xuất lên huyện Tây Sơn cách Phú Tài khoảng 50 km về phía tây. Tuy vậy, lần gần đây nhất cách đây vài tháng hàng trăm người dân đến đập phá cơ sở RVP cũng với lý do gây ô nhiễm môi trường.... Tất nhiên hành động của người dân là vi phạm pháp luật nhưng điều đó đã phản ảnh nỗi bức xúc về tình trạng ô nhiễm môi trường sống mà RVP gây ra.
Ngoài ra, RVP còn tự ý chuyển nhượng hơn 9 ha đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp của 12 hộ dân xung quanh cơ sở đang xây dựng, trong đó có 4,6 ha chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rồi tự ý san ủi mặt bằng và chuyển mục đích sử dụng đất bằng cách xây dựng thêm các hạng mục trong khi chưa được sự chấp thuận của các cấp chính quyền. Đáng chú ý hơn là những hạng mục trong dự án đã được cấp phép như nhà bảo vệ, căn-tin, nhà trạm cân, khu vực cẩu cân xe, bể xử lý… thì RVP lại xây dựng trên phần đất tự ý chuyển nhượng; còn những hạng mục không có trong dự án như nhà chế luyện, nhà nguyên liệu sắn, xưởng ép mía thì lại lắp đặt trong khu đất 5 ha của dự án đã được phê duyệt.
Báo cáo số 71/SCN-KT ngày 3-4-2006 của Sở Công nghiệp Phú Yên cho biết RVP đã tự ý tiến hành lắp đặt hệ thống nấu, đường hoá từ các loại nguyên liệu khác không nằm trong danh mục hệ thống thiết bị đã được phê duyệt là trái với dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trong khi đó, những hạng mục trong dự án đã được phê duyệt như thiết bị phân xưởng chế biến rượu, thiết bị phân xưởng phân vi sinh tổng hợp đến nay RVP vẫn chưa thực hiện. Điều đó cho thấy ý đồ của RVP xây dựng nhà máy đường được xem là mục tiêu hàng đầu chứ không phải là sản xuất cồn, phân vi sinh hay gas C02 và có lẽ muốn “đặt” UBND tỉnh Phú Yên trong tình huống “đã rồi” phải giải quyết.
Chính vì những lý do trên, UBND tỉnh Phú Yên đã ra thông báo yêu cầu RVP phải dừng ngay việc lắp đặt thiết bị liên quan đến sản xuất mía đường tại Mặc Hàn.
Ngoài ra, việc RVP xây dựng tại Mặc Hàn, một địa điểm rất gần hệ thống đầu mối của thuỷ nông Đồng Cam, trong khi để sản xuất phải sử dụng các loại nguyên liệu rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, nếu không xử lý kỹ để nước thải, chất thải thẩm thấu và hoà vào dòng sông Ba chảy về hai kênh chính
THẾ LẬP