Phóng sự - Ký sự
“Mắt thần Tổ quốc” trên quần đảo Trường Sa
Thứ Năm, 01/03/2012 14:00 CH
Khi nói đến Trường Sa nhiều người thường nghĩ đến hình ảnh những người lính hải quân hay những ngư dân đang sinh sống trên các đảo, mà ít người biết được rằng các đơn vị Phòng không Không quân, đặc biệt là Bộ đội Ra đa -“Mắt thần Tổ quốc” đang ngày đêm canh giữ bầu trời Trường Sa, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Nỗi đau của gia đình có người bệnh tâm thần
Thứ Bảy, 18/02/2012 17:00 CH
Từ nhiều năm nay, người dân hai thôn Đá Bàn và Gia Trụ, xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa) luôn hoang mang khi có nhiều thanh niên từ 22-32 tuổi mắc bệnh tâm thần mà không rõ nguyên nhân.
Người học trò chân truyền của Giáo sư Tôn Thất Tùng
Thứ Sáu, 17/02/2012 14:00 CH
Nếu như năm 1965, GS Tôn Thất Tùng là người Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công ca mổ tim hở với máy tim phổi, thì 66 năm sau - năm 2011 - một học trò của ông đã trở thành bác sĩ người Việt đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tim. Người đó là GS.TS, Thầy thuốc nhân dân Bùi Đức Phú, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Chủ tịch Hội Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XIII, người được mệnh danh là “bàn tay vàng” của ngành ngoại khoa Việt Nam, là một trong 12 cá nhân được tôn vinh tại Chương trình Vinh quang Việt Nam lần thứ IX – 2011. Ông là người con của 2 vùng đất Phú Yên và Nghệ Tĩnh.
Nước mắt hồi sinh
Thứ Bảy, 11/02/2012 18:00 CH
Mùa khô năm 1984 chúng tôi chiến đấu ở vùng Ngã ba biên giới Thái lan, Lào, Campuchia. Sau chiến dịch tiến công hai sư đoàn Pôn Pốt ở trên dãy Đăng Rếch thắng lợi, trong khi các đơn vị bạn rong ruổi lùng sục truy quét bọn tàn quân Pôn Pốt còn ẩn nấp trong các khe núi, rừng cây và thu gom vũ khí, trang thiết bị địch bỏ lại, cũng là lúc Trung đoàn 733 thuộc Sư đoàn 315 chúng tôi nhận nhiệm vụ hành quân lên chốt giữ cứ điểm Đăng Rếch.
Đến quê hương Hải đội Hoàng Sa
Chủ Nhật, 22/01/2012 14:00 CH
Đảo Lý Sơn, còn gọi là Cù Lao Ré, nằm ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, cách đất liền 15 hải lý, thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nơi đây có nhiều thắng cảnh , di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, có những lễ hội văn hóa dân gian đặc trưng của vùng biển đảo. Cũng tại hòn đảo này, gần 400 năm trước, nhiều cư dân trên đảo được tuyển mộ vào các đội binh, sai đã vượt nghìn trùng sóng gió đến quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để khai thác tài nguyên và giữ gìn lãnh hải. Đến nay, người dân Lý Sơn còn lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu quan trọng để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Tìm lại mùa xuân cuộc đời
Thứ Bảy, 07/01/2012 18:00 CH
Trong quá khứ, họ là những người đã từng phạm lỗi lầm, phải vào trại giam bằng nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng với họ đường ra trại chỉ có một, đó là hướng thiện. Chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước đã giúp họ rũ bỏ quá khứ tội lỗi, cải tạo tốt. Trở về với cuộc sống đời thường, ngoài nỗ lực bản thân, sự hỗ trợ của cộng đồng đã giúp họ vươn lên như mầm xanh khi mùa xuân đến!
Khi nhà giáo trồng hoa Tết
Thứ Bảy, 07/01/2012 10:00 SA
Có người đến với nghiệp nhà vườn để tăng thêm thu nhập cho gia đình, song cũng có người xem nó như một niềm đam mê, ham thích. Đào tạo các thế hệ tương lai cho đất nước là trách nhiệm mà các nhà giáo phải gánh vác, song bên cạnh đó, họ còn mang đến cho đời những sắc xuân.
Gặp vị tướng hai lần được phong anh hùng
Thứ Bảy, 31/12/2011 14:00 CH
Cái tâm của ông đã gắn với Tây Nguyên, gắn với những cánh rừng cà phê, cao su thẳng tắp bạt ngàn. Cái tâm của vị tư lệnh, thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang - Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới đã cùng Binh đoàn 15 tạo nên một huyền thoại, đi từ không có đến có, từ hoang tàn đổ nát của chiến tranh thành một Tây Nguyên trù phú, cuộc sống đang hồi sinh.
Cảm nhận Pleiku
Thứ Bảy, 24/12/2011 18:00 CH
Theo tiếng Ê Đê, “Plei” có nghĩa là làng, còn “ku” là người em. Pleiku tức là “Làng của người em”. Đến Pleiku với những điều cảm nhận về một phố núi thơ mộng, trù phú mang đậm nét Tây Nguyên.
Bẫy thú rừng
Thứ Bảy, 10/12/2011 14:00 CH
Cứ đến mùa mưa, nhiều người ở Sơn Thành Đông (huyện Tây Hòa) và các xã lân cận lại tự chế bẫy rồi kéo nhau vào rừng đặt bẫy. Có người một ngày bẫy được hai, ba con thú. Ở khu rừng Hòn Nhọn, những người bẫy thú giăng khoảng 1.500 bẫy thòng lọng mà không biết rằng điều đó làm “chảy máu” rừng.
Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được gìn giữ như thế nào? (Kỳ IX)
Thứ Năm, 08/12/2011 16:57 CH
4. Trưa ngày 18/8/1971, trời vẫn mưa như trút, đứng trên bờ đê nhìn xuống, dòng sông Hồng trở nên hung dữ. Tất cả nhà cửa, đường sá ở bãi sông đều bị nhấn chìm trong nước. Trên mặt đê san sát các lều bạt, giường tủ.
Day dứt từ “làng cá ngừ”
Thứ Bảy, 03/12/2011 17:00 CH
Trong những chuyến đi biển, nhiều ngư dân đã không may bỏ mạng giữa trùng khơi, để lại người thân sống trong nỗi day dứt. Câu chuyện xảy ra ở làng biển phường 6 (TP Tuy Hòa).
Người đàn bà đi qua cuộc chiến cùng nỗi đau
Thứ Bảy, 26/11/2011 18:00 CH
Hơn 40 năm chờ chồng và kiếm tìm trong vô vọng, người phụ nữ ấy mới đến được nơi chồng trút hơi thở cuối cùng. Trong dằng dặc tháng năm quá nửa đời người với bao nỗi niềm chất chứa nơi góc khuất trái tim, người phụ nữ ấy ngược xuôi tần tảo nuôi con rồi thoát ly, tham gia kháng chiến. Những tấm huân chương được Nhà nước trao tặng, ai đến nhà cũng đều nhìn thấy, nhưng còn nỗi đau và bao mất mát hy sinh thì rất lặng thầm…
Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được gìn giữ như thế nào? (Kỳ VIII)
Thứ Năm, 24/11/2011 17:00 CH
Những ngày đầu ở K84 đã trôi qua trong những khó khăn, thiếu thốn tưởng như rất vô lý. Mọi người không ai được ra ngoài nên nguồn thực phẩm chủ yếu là ra rừng với thức ăn khô và từng bộ phận phải tự lo liệu lấy. Hầu hết các bộ phận: y tế, bảo vệ, công binh, thông tin, cục đối ngoại… anh em cán bộ, chiến sĩ từ nhiều đơn vị về, đơn vị cũ đã cắt quân số, nhưng đơn vị mới thì chưa được thành lập chính thức, do đó việc bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm… gặp rất nhiều khó khăn.
Săn chình giống
Thứ Bảy, 19/11/2011 14:00 CH
Hàng năm, cứ vào mùa mưa lũ, nước từ đầu nguồn bắt đầu đổ về cũng là lúc nhiều người dân ở hai bên dòng sông Ngân Sơn thuộc các xã An Thạch, An Dân, An Ninh Tây… (huyện Tuy An) đổ xô ra sông bắt chình giống. Mỗi đêm có người kiếm được bạc triệu, tuy nhiên đi bắt chình giống ban đêm rất nhiều rủi ro, nguy hiểm khó lường…
Trả ơn cuộc đời
Thứ Sáu, 11/11/2011 18:00 CH
Được các thầy thuốc cứu sống sau vụ nổ bom thảm khốc, người kỹ thuật viên chỉnh hình tật nguyền ấy đã tận tụy với nghề y hơn 40 năm để đem về sự lành lặn cho nhiều đứa trẻ thiếu may mắn
Nỗi đau của một gia đình
Thứ Bảy, 05/11/2011 18:00 CH
Sinh 7 người con thì có 4 người bị bệnh tâm thần, 1 người tàn tật, hai vợ chồng già hằng ngày thay nhau chăm sóc những đứa con bệnh tật của mình. Đã biết ý từng đứa con nhưng ông bà vẫn không sao tránh khỏi những trận đòn mỗi khi các con lên cơn.
Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được gìn giữ như thế nào? (Kỳ VII)
Thứ Bảy, 05/11/2011 17:25 CH
Để đảm bảo bí mật, hầu hết những cuộc tập luyện đều diễn ra vào ban đêm. Không biết bao nhiêu lần, chiếc Zin 157 đã lặng lẽ rời 75A khi thành phố vừa lên đèn để lao vào màn đêm đang trùm phủ lên những cánh đồng, làng mạc ở ngoại ô thành phố.
Hết thời xe máy Tàu
Thứ Bảy, 05/11/2011 14:00 CH
Một thời, người nông dân Việt Nam ước mơ có một chiếc xe máy để đi. Một thời, xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước ta. Nhờ giá rẻ, số đông người đã mua được xe làm phương tiện đi lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, xe máy Tàu không còn được nhiều người ưa chuộng như trước, có lẽ nó sắp đến thời cáo chung.
Một ngày với trẻ em Sapa
Thứ Hai, 31/10/2011 18:00 CH
Tôi không có nhiều cơ hội đến với Sapa (Lào Cai), để tự tin khẳng định rằng mình hiểu về vùng đất này, nhưng tôi có một cảm nhận - dù chỉ một lần đến đây, đó là chút nhói lòng khi thấy những đứa trẻ.