Phóng sự - Ký sự
Cồng chiêng về lại buôn làng
Thứ Bảy, 08/07/2006 08:12 SA
Tiếng cồng chiêng ngân vang khắp núi rừng Cà Lúi như mời gọi, đánh thức lũ làng dậy về cùng vui trong ngày hội. Tiếng cồng chiêng như đưa người ta qua những ngôi nhà sàn, qua những núi đồi trập trùng, vang xa ngoài rẫy, trên rừng... Đến nỗi nếu có ai đó đứng ở đỉnh ChonbRon chót vót cũng nghe thấy...
“Trận đồ bát quái” của thị trường nông dược
Thứ Sáu, 07/07/2006 07:38 SA
Trong khi đầu ra cho các loại mặt hàng nông sản chưa thông thoáng, giá cả bấp bênh, nếu không hạn chế chi phí đầu vào (phân bón, thuốc, hoá chất…) thì lợi nhuận thu được trên cánh đồng là rất thấp, thậm chí còn bị thua lỗ. Ngược lại, các nhà sản xuất đã tung ra hàng loạt sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thuốc thú y với nhiều chiêu quảng cáo, khuyến mại hấp dẫn nhắm vào túi tiền ít ỏi của người nông dân.
Những cuộc đời được “đánh thức”
Thứ Hai, 03/07/2006 10:22 SA
Về Sơn Giang (huyện Sông Hinh) hôm nay, người ta bắt gặp niềm vui trong những gia đình tưởng như nhà tan cửa nát vì bị cuốn vào nàng tiên nâu. Những cuộc đời ấy đã được những người lính Cụ Hồ năm xưa đánh thức bằng tình làng nghĩa xóm.
Câu kéo phiêu lưu ký
Thứ Hai, 26/06/2006 08:46 SA
Câu cá là một thú vui, và con hơn thế nữa, là một niềm đam mê. Ngày càng có nhiều người sẵn lòng “phơi” dưới cái nắng nóng 37, 38 độ từ sáng tới chiều, tay khư khư cần câu, mắt dán vào chiếc phao bập bềnh trên sóng nước. Nghề chơi này không chỉ tốn thời gian mà còn phải tích lũy nhiều “vốn liếng”.
Dưỡng sinh tâm thể - sự kỳ diệu của phương pháp chữa bệnh
Thứ Hai, 19/06/2006 08:03 SA
Chỉ bằng cách hít thở, vận động đơn giản cùng với việc giữ cho tâm lành, rất nhiều người đã thoát khỏi những căn bệnh trầm kha. Và Dưỡng sinh tâm thể (DSTT), sau một thời gian dài hứng chịu “búa rìu” dư luận, thậm chí bị coi là mê tín dị đoan - không chỉ âm thầm bền bỉ khẳng định hiệu quả trong việc góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà còn phát triển mạnh mẽ ở gần 40 tỉnh thành trong cả nước, trong đó có Phú Yên.
Về đâu hồn tượng?
Thứ Hai, 12/06/2006 11:15 SA
Chỉ bằng những dụng cụ thô sơ, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi Phú Yên đã tạo nên những tượng người, tượng thú độc đáo. Không chỉ là vật trang trí cho ngôi nhà mồ, tượng gỗ còn là tác phẩm nghệ thuật, sống động bởi cái hồn, bởi tình cảm mà đôi bàn tay khéo léo của nghệ nhân dân gian đã truyền vào từng thớ gỗ...… Song dường như nét đẹp văn hoá này đang mai một theo tháng năm.
Người tìm ánh sáng bằng nghị lực
Thứ Hai, 05/06/2006 09:22 SA
Người ta thường nói “Giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay”. Không nhìn thấy được từ nhỏ, cuộc đời của Vũ Tuấn Phong tưởng như bế tắc. Nhưng 18 năm nay, bằng tất cả ý chí và nghị lực Phong đã vượt ra khỏi thế giới bóng tối. Người thanh niên ấy đã tự “phẫu thuật mắt” cho mình bằng nghị lực sống và tinh thần học tập đặc biệt. Ở thôn Bàn Thạch, xã Hoà Xuân Đông (huyện Đông Hoà) người ta nói về Phong như một minh chứng cho nghị lực và khát vọng sống của những người có số phận không may mắn.
Xóm đèn dầu 2
Thứ Ba, 30/05/2006 08:09 SA
Báo Phú Yên cuối tuần ngày 28-5-2006 có bài “Xóm đèn dầu” ở xã Hòa Thành (Đông Hòa). Phóng viên Báo Phú Yên tiếp tục phát hiện một “Xóm đèn dầu” khác đông dân cư hơn, đó là xóm Thành Thắng, thôn Bình Thắng, xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa. Người dân ở đây vẫn sống trong cảnh đèn dầu leo lét trong khi họ ngẩng đầu lên là nhìn thấy đường dây điện cao thế.
Xóm đèn dầu
Thứ Bảy, 27/05/2006 14:51 CH
Tối tối, người trong xóm thường ra sân hóng mát. Họ nhìn ra quốc lộ IA, xe cộ chạy ầm ào, đèn đuốc sáng choang. Lại nhìn về phía Nam, tuyến huyện lộ từ Hòa Vinh đi Hòa Tân đèn đường cao áp sáng đến nhức mắt. Rồi họ nhìn những bóng đèn dầu tù mù trong nhà, thở dài.
Bao giờ “lò gạch cũ” thôi “nhả” khói?
Thứ Hai, 22/05/2006 07:34 SA
Có thể nói chắc rằng từ cái thời ông Chí Phèo sinh ra tại cái “lò gạch cũ” đến nay, việc làm gạch “thủ công” ở nông thôn không tiến triển gì lắm về mặt kỹ thuật. Từ việc lấy đất sét ở ruộng, làm nhuyễn, đúc thành viên, cho vào lò nung… cơ bản chẳng có gì khác trước. Tuy máy móc hỗ trợ khâu làm đất nhưng cũng chỉ có lợi cho chủ thôi, chứ người làm công vẫn cứ nặng nhọc hoàn nặng nhọc, và có phần nguy hiểm hơn trong lao động, bởi phải đối diện với thứ máy móc tự chế, các mối hàn chắp vá tứ tung theo ý đồ của từng chủ lò, mà không có cơ sở sản xuất nào chịu trách nhiệm. Không thấy bảo hiểm bảo hiếc nào cho nhân công làm gạch cả.
Chơi cu gáy – một thú tiêu dao của người miền Trung
Thứ Bảy, 20/05/2006 09:14 SA
Phía Bắc hay trong Nam Bộ, do điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi, mùa cu gáy kéo dài từ tháng 3 cho tới tháng 10 âm lịch mới vãn chim. Riêng miền Trung có một mùa hè rất khắc nghiệt, nhất là phía bắc đèo Hải Vân còn bị ảnh hưởng bởi gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Lào) nên dân chơi cu gáy ở đây “chỉ có chịu” hai mùa dong ruổi, đam mê cùng tiếng chim gù.
Chuyện làm giàu của một cựu binh
Thứ Hai, 15/05/2006 15:29 CH
Đang mùa thu hoạch mì. Những chiếc xe tải chở mì lặc lè từ trang trại nối đuôi chạy ra ĐT 645 rồi ngược về Nhà máy Chế biến tinh bột sắn. Không trúng mùa bằng năm ngoái nhưng cây mì, củ mì cũng mang lại niềm vui cho những người nông dân, trong đó có anh Đào Văn Ổn. Người dân ở đây gọi anh bằng cái tên thân mật: Tám Ổn. Dù bận rộn điều hành công việc ngoài rẫy, Tám Ổn vẫn tranh thủ nói chuyện cùng tôi về chuyện làm ăn và bí quyết làm giàu của anh.
Cổ tích nơi vỉa hè
Chủ Nhật, 14/05/2006 08:48 SA
Một cô gái tật nguyền mới 20 tuổi, mưu sinh nhờ một cây xăng lẻ, một tủ thuốc lá và làm khuy áo thuê nhưng lại "dám" cưu mang ba đứa trẻ mồ côi, lang thang. Ba đứa trẻ được giúp đỡ ấy, sau một thời gian đã trốn đi nơi khác bởi "không muốn thấy chị khổ hơn nữa". Cô gái tật nguyền đó, ngày ngày vẫn âu lo cho thân phận ba đứa trẻ "em nuôi" nọ. Rồi cô mơ ước, mai này sẽ xây được một ngôi nhà tình thương cho trẻ lang thang...
Gian nan cái chữ ven đầm
Thứ Bảy, 13/05/2006 08:10 SA
Bóng chiều xuống thật nhanh. Nước đầm Cù Mông trong xanh, chớp mắt đã nhuộm màu hoàng hôn. Trên chiếc ghe nhỏ, vài đứa trẻ trạc 12 - 15 tuổi nhìn về phía dòng nước xa xa rồi nói với nhau: Hôm nay, chỉ cần kiếm được vài con tôm, con mú giống là “vô mánh”. Dứt lời, bọn trẻ nhảy ùm xuống nước, quên mất lời dặn dò: “Phải ôn lại bài học cũ và chuẩn bị bài mới khi đến lớp” của thầy cô giáo…
Người đàn bà dưới những tán rừng
Chủ Nhật, 07/05/2006 08:51 SA
“Bà Năm Giỏi hả? Ở trên rừng chớ đâu. Từ ngả ba, cứ theo đường lớn đi miết là tới”- Người hàng xóm bà Giỏi huơ tay chỉ đường. Và chúng tôi đi theo sự hướng dẫn của chị. Đúng hơn là đi theo sự thôi thúc của những dòng chữ viết tay trong bản báo cáo có con dấu của Đảng ủy xã Hòa Xuân Nam “Năm 1962 bắt sống được cố vấn Mỹ tại cầu Sông Mới ga Hảo Sơn. Cuối năm 1962 bị địch bắt, đến năm 1965 mới ra tù… Từ năm 2001 đến năm 2005 làm tổ trưởng tổ bảo vệ rừng”.
Xóm cử nhân
Thứ Bảy, 06/05/2006 07:32 SA
“Xóm Tân Lập nằm biệt lập, học trò phải cuốc bộ 3 cây số mới đến trường. Cả xóm có trên 30 hộ, và cũng chừng ấy người tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Nhiều người ở xã vẫn gọi Tân Lập là xóm cử nhân”. Lời giới thiệu ngắn gọn, đầy tự hào của ông Bí thư Đảng uỷ xã An Hoà (huyện Tuy An) đã thúc giục tôi về Tân Lập giữa trưa nắng để tìm hiểu về sự học nơi xóm nghèo này.
Cứu lấy những trái tim non!
Thứ Sáu, 05/05/2006 07:45 SA
“Thật bất hạnh khi các em đang sống, lại phải nghĩ đến cái chết cận kề. Những bệnh nan y mà thầy thuốc bó tay thì thôi, còn bệnh tim bẩm sinh, hoàn toàn có thể chữa được, sao lại để các em phải chết?”.
Từ làng “tỷ phú” trở thành làng... nợ!
Thứ Tư, 03/05/2006 14:58 CH
Làng Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đông Hòa quanh năm phải vật lộn với gió cát và đói nghèo. Con tôm sú “lên ngôi”, làng cát này bỗng chốc “lột xác” trở nên sầm uất, nhà nhà thu nhập bạc triệu, bạc tỉ, ai cũng thi nhau mua sắm tiện nghi, xây nhà cao tầng. Vậy mà giờ đây, hàng trăm hộ dân ở thôn phải lao đao, trắng tay, nơ nần chồng chất. Tất cả cũng vì con tôm.
Đường đến con chữ ở Mặc Hàn
Thứ Ba, 02/05/2006 10:59 SA
“Ở Mặc Hàn này muốn học lên cấp hai, tụi nhỏ phải thay đổi rất nhiều điểm trường. Đường xá đi lại thì cách trở. Vì thế, thay vì cho con học ở trường trong xã, người ta quyết định cho tụi trẻ xuống học cấp 1, 2 dưới Hoà Hội” - Ông trưởng thôn Đặng Thanh Chiến lí giải cho chuyện học “ké” trường của trẻ con trong thôn. Và, đằng sau hành trình tìm đến con chữ ở Mặc Hàn là một câu chuyện cảm động. Tương lai đã mở ra cho những đứa trẻ nghèo từ những bài học đầu đời về lòng nhân ái và sự sẻ chia của cộng đồng.
Bà Trang từ thiện
Thứ Hai, 01/05/2006 08:37 SA
“Có gì đâu, tôi chỉ chia sẻ một phần nhỏ nỗi đau của người ta chớ đâu có cách nào cất đi nỗi thống khổ đó” - Bà Trang thường nói vậy mỗi khi tôi gặp và muốn viết về bà. Hơn 10 năm nay, bất kỳ lúc nào, bất kỳ ai cần đến mình là bà có mặt ngay. Niềm vui của bà là giúp người nghèo vượt qua bệnh tật, bước qua ranh giới mong manh để tìm lại cuộc sống. Một mình không đủ sức, bà đã vận động được nhiều người cùng nhường cơm sẻ áo để cứu bệnh nhân nghèo.