Phóng sự - Ký sự
“Làm việc nghĩa cũng hạnh phúc như tình yêu”
Thứ Sáu, 15/06/2007 07:20 SA
Cứ mỗi độ hè về, từ đất nước Thụy Sĩ xa xôi, tiến sĩ Peter Schmutz (40 tuổi) bay qua Việt Nam để rồi cùng với người vợ sắp cưới của mình là Võ Ngọc Như Uyên (26 tuổi, quê ở xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa), để tiếp sức cho những sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM thực hiện đề tài máy lọc nước sạch, và rong ruổi trên khắp nơi để làm công tác từ thiện, giúp đỡ cho những đứa trẻ tàn tật, nạn nhân chất độc da cam... Peter nói: “Mình muốn san sẻ một ít của mình cho người khác, điều đó làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn, tốt đẹp hơn!”
Thầy “bắt” dời
Thứ Hai, 11/06/2007 08:13 SA
Thấy tôi tới cơ quan với khoé miệng xanh lè thuốc, cô bạn đồng nghiệp kêu lên: “Bị dời phải không? Lên trên Đông Phước, gần quán Hoa Sứ hỏi nhà ông Chừ, nhờ ổng “bắt” cho, hay lắm!”. “Hay đến cỡ nào?” - Tôi hỏi, và nhận được câu trả lời rất ngạc nhiên “Chỉ cần tới nói tên tuổi, chỗ ở của người bệnh, mấy ngày sau thì hết”.
Ly cà phê Buôn Mê
Thứ Sáu, 08/06/2007 14:39 CH
Những ngày đầu tháng 5/2007, Buôn Ma Thuột bước vào mùa mưa. Mưa cao nguyên sụt sùi, réo rắt cả ngày cho thỏa cơn khát mùa khô. Những ngày mưa, ở Buôn Ma Thuột vào quán uống một ly cà phê là điều vô cùng thích thú.
Quỳnh Trâm - người kinh doanh bằng ngọn lửa đam mê
Thứ Hai, 04/06/2007 08:40 SA
"12 tuổi, khi những bạn gái khác còn mải chơi búp bê, bé Trâm đã làm ra tiền từ những “hợp đồng” thêu thùa và đan len. Ban đầu, Trâm học theo các chị, tập làm thủ công chấm điểm, rồi say mê lúc nào không biết. Thấy Trâm khéo tay, mọi người nhờ Trâm giúp và cho chút ít tiền ăn quà. Lâu ngày, khách hàng đông dần, Trâm vừa nhận len Đà Lạt về đan gia công, vừa thêu áo gối cho Việt kiều. Mẹ cấm, sợ Trâm ham kiếm tiền, bỏ học. Nhưng rồi, thấy Quỳnh Trâm quá đam mê các môn nữ công, mẹ cũng không nỡ, chỉ nhắc Trâm không được lơ là học tập. Mà Trâm có học... tệ đâu!”
Thượng Hải - Hàng Châu
Thứ Năm, 31/05/2007 08:53 SA
Thượng Hải, thành phố có 700 năm lịch sử, được xây dựng từ cuối đời nhà Tống vào năm 1291, hiệân có hơn 11 triệu dân trên diện tích 6.300 km2 (Singapore diện tích 630km2), cách Bắc Kinh 1480 cây số và Hàng Châu khoảng 200 cây số.
Người “săn” đá
Thứ Ba, 29/05/2007 15:17 CH
Đó là anh Trần Xuân Cảnh, 43 tuổi, ở khu phố 6, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, một người bỏ phố vào rừng mở trại tìm đá...
Chàng kỹ sư và những sản phẩm cạnh tranh
Thứ Ba, 22/05/2007 07:04 SA
Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và quảng cáo Phương Tuấn (TP Tuy Hòa) Nguyễn Anh Tuấn rất đam mê nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra những cái mới. Kỹ sư cầu đường có vẻ chân chất, cục mịch này đã thành công với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực xây dựng giao thông.
“Đội Hoàng Sa”
Thứ Ba, 15/05/2007 14:23 CH
Ra đảo Lý Sơn rất nhiều lần nhưng lần nào cũng bị cây tỏi, cây hành nó “hành” nên tôi quên mất rằng, ngay tại hòn đảo xinh đẹp này, từ mấy trăm năm trước đã là nơi xuất phát của một đội quân, gọi là “Đội Hoàng Sa” để bảo vệ vùng lãnh hải thân yêu của Tổ quốc. Ngày 20 tháng 2 âm lịch vừa rồi, tình cờ đi ngang qua nhà thờ họ Võ ở thôn Đông xã An Vĩnh-Lý Sơn, nghe vọng một câu ca, tôi mới vỡ lẽ bao điều.
Cá mương – chuyện xưa, chuyện nay
Thứ Hai, 14/05/2007 07:30 SA
Dưới ánh trăng đêm, các quan huyện đi trên hai chiếc sõng lớn nối mạn vào nhau, trên sõng có cả... “em út” hát hò, neo ở giữa dòng Ngân Sơn. Cá mương được các sõng nhỏ đánh bắt được, còn giãy đành đạch sáng cả khoang, áp vào đôi sõng lớn. Các lò than đặt ngay trên sõng, cá mương nướng giữa sông, thơm lừng suốt cuộc chơi tới sáng...
“Không xa đâu Trường Sa ơi!”
Thứ Sáu, 11/05/2007 15:05 CH
10 giờ sáng, đúng như đã hẹn, thượng tá Nguyễn Tuý, Phó phòng Tuyên huấn Binh chủng Hải quân đi xe “uoát” đến đón tôi tại cổng Vùng 4 Hải quân (thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà) rồi đưa thẳng đến tàu HQ996 đậu sẵn ở cầu cảng, bố trí chỗ nghỉ, ăn ở.
Huỳnh Long, một đời võ thuật
Thứ Tư, 09/05/2007 07:00 SA
Là một tên tuổi lớn trong làng võ Việt Nam, nhưng ông không mở võ phái mà chỉ nhận là chi phái của thầy. Mấy ai biết người đàn ông vẫn uống cà phê, đánh cờ ở vỉa hè này từng là một võ sỹ lừng danh, thần tượng của hàng ngàn thanh niên. Ông là võ sư Hùynh Long - tên thật là Lê Thành Long.
Mong đổi đời ở chốn hoang vu
Thứ Hai, 07/05/2007 07:30 SA
Chỉ có 15 con người bám trụ nơi vùng núi heo hút lập trang trại. “Có phước làm quan, có gan làm giàu”, vì vậy họ đến chốn rừng núi âm u này khai hoang, người nào ít nhất cũng có 2 ha đất trồng mía nuôi bò. 10 năm trôi qua, họ vẫn bám trụ nơi này để mong được đổi đời.
Người giữ hồn cồng chiêng
Thứ Hai, 30/04/2007 07:00 SA
Già làng So Minh Thứ rít một hơi thuốc dài, rồi nói: “Mình nghĩ chuyện mình làm bình thường thôi, không có gì là to lớn như nhiều người nói. Những người lớn tuổi như mình không dạy tụi trẻ trong làng biết chơi cồng chiêng, biết giữ gìn văn hóa dân tộc thì còn ai dạy nữa... không còn ai hết. Những người già như mình rồi cũng nằm xuống bên ngọn núi Hòn Dù, Hòn Trung. Tụi trẻ lớn lên mà không biết cội nguồn, không biết văn hóa của dân tộc thì không được rồi”
“A lô, đây là chương trình bầu cử Quốc hội...”
Thứ Hai, 23/04/2007 07:00 SA
“Khi nào có danh sách ứng cử viên thì liên lạc liền nghen. Tụi con cũng muốn biết ở Trung ương ai về ứng cử ở tỉnh mình nữa”. Đó là câu nói của một ngư dân đang đánh bắt ở vùng biển cách bờ 45 hải lý với đại diện chính quyền thôn Phú Thọ 3 (xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa) qua máy bộ đàm. Xã ven biển này đang tổ chức tuyên truyền bầu cử Quốc hội khóa XII cho ngư dân qua hệ thống bộ đàm.
Lính trẻ ở Trường Sa
Thứ Bảy, 21/04/2007 13:29 CH
Sinh ra và lớn lên ở những vùng, miền khác nhau của đất nước, người quê Thanh Hoá, người ở Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh... nhưng những người lính đảo Trường Sa đều xem đảo là nhà, biển cả là quê hương.
Truyền nhân Hùng Kê quyền
Thứ Sáu, 20/04/2007 15:50 CH
Tại Đại hội võ thuật của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền VN được tổ chức vào năm 1993, lần đầu tiên bài Hùng Kê quyền (bài quyền gồm những chiêu thức hình thành từ thế gà chọi) được đưa vào hệ thống thi đấu bắt buộc đối với các vận động viên tham dự đại hội. Sau đó, người được giao trọng trách truyền thụ, hướng dẫn bài quyền này là võ sư Ngô Bông. Không phải là người con sinh ra và lớn lên từ miền đất võ Tây Sơn huyền thoại - nơi khởi phát của bài quyền Hùng Kê, nhưng ông được giới võ học xem là truyền nhân chính hiệu của bài quyền này...
Dưới ngọn Chư Prông
Thứ Ba, 17/04/2007 14:00 CH
“Em muốn sống bên anh trọn đời/ Như núi Chư Prông đứng bên mặt trời”. Hẳn ai cũng nhiều lần nghe Siu Black hát ca khúc của Nguyễn Cường, nhưng chắc ít người biết rằng Chư Prông là ngọn núi nằm trong vùng giáp ranh Phú Yên - Gia Lai và ngày trước người Phú Yên từng sinh sống trên ngọn núi này. Chúng tôi đi về phía mặt trời và đến vùng đất dưới chân ngọn Chư Prông.
Khôi phục địa đạo Gò Thì Thùng
Thứ Bảy, 14/04/2007 14:05 CH
Đã mười ngày nay, ngày nào anh Đặng Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã An Xuân (huyện Tuy An) cũng về nhà với một bộ quần áo đỏ quạch đất. Ai hỏi thì anh tươi cười chỉ về hướng Gò Thì Thùng: Do mê chui vào địa đạo để xem anh em thanh niên nạo vét đất, phục dựng địa đạo một thời đánh Mỹ mà áo quần, mặt mũi cứ lấm lem như những ngày xưa đi chiến trường.
Truân chuyên nghề bốc mía
Thứ Hai, 09/04/2007 14:00 CH
Bốc mía - thoạt nghe cứ tưởng đơn giản, nhưng khi tận mắt chứng kiến mới thấy hết sự vất vả của công việc này. Mỗi bó mía nặng 40-45 ký, người ta vác trên vai, bước lên cái thang cây để chất lên xe tải. Bốc một tấn mía mới kiếm được 25.000 đồng. Những đồng tiền ướt nhũng mồ hôi.
Bài cuối: Bao giờ nâng cấp, xây dựng các cảng, bến cá ở thành phố Tuy Hòa?
Chủ Nhật, 08/04/2007 14:00 CH
Hơn 10 năm qua, nghề câu cá ngừ đại dương khởi đầu ở làng biển Phú Câu (TP Tuy Hòa) đã trở thành điển hình trong cả nước, góp phần giảm áp lực của nghề khai thác ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản; đồng thời tăng năng suất, sản lượng và giá trị hải sản xuất khẩu, nâng cao đời sống ngư dân và hình thành nghề cá khơi xa kiểu mẫu bậc nhất ở các vùng ven biển miền Trung. Thế nhưng, ở đây hầu như vẫn còn bỏ ngỏ việc đầu tư các bến, cảng gắn với các dịch vụ hậu cần nghề cá với quy mô hiện đại. Trong khi cảng cá phường 6 quá tải và xuống cấp trầm trọng, thì bến cá Đông Tác (phường Phú Lâm) quá nhỏ bé, không tương xứng với nhu cầu phát triển của lực lượng tàu thuyền khai thác khơi...!