Giám đốc Công ty TNHH xây dựng và quảng cáo Phương Tuấn (TP Tuy Hòa) Nguyễn Anh Tuấn rất đam mê nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo ra những cái mới. Kỹ sư cầu đường có vẻ chân chất, cục mịch này đã thành công với những sản phẩm có tính cạnh tranh cao trong lĩnh vực xây dựng giao thông.
CHÀNG KỸ SƯ “CÓ VẤN ĐỀ”
KS Nguyễn Anh Tuấn hướng dẫn các nhân viên trong công ty hoàn chỉnh sản phẩm trước khi đưa ra thị trường - Ảnh: HOÀI TRUNG
Kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn từng là một cán bộ đầy triển vọng của Sở Giao thông vận tải (GTVT) Phú Yên với thâm niên công tác gần 10 năm. Thế nhưng chàng trai ấy đã thôi làm “cán bộ Nhà nước” để về nhà mở công ty riêng. Ngày ấy, nhiều người cho rằng thần kinh của Nguyễn Anh Tuấn “có vấn đề”, vì muốn lao vào lĩnh vực xây dựng giao thông, ngoài trình độ chuyên môn cần phải có vốn lớn và chấp nhận cạnh tranh khốc liệt. Song Nguyễn Anh Tuấn có cách làm riêng của mình. Sản phẩm đầu tay của chàng kỹ sư này là những biển báo hiệu đường bộ bằng phản quang. Vào thời điểm năm 2002, hầu hết biển báo phản quang đều phải nhập ngoại với giá thành khá cao. Do vậy, mỗi lần muốn bổ sung biển báo cho các tuyến đường trong tỉnh, Sở GTVT phải báo cho Cục Đường bộ Việt Nam và chờ đợi khá lâu mới có được. Bức xúc vì chuyện này, Nguyễn Anh Tuấn đã lao vào nghiên cứu và phải mất một thời gian dài mới chế tạo thành công sản phẩm. 500 biển báo hiệu đường bộ phản quang đầu tiên của Công ty Phương Tuấn đã được Sở GTVT chấp thuận bởi không chỉ bảo đảm qui cách, chất liệu phản quang mà còn được cải tiến hợp lý hơn so với loại biển báo của Cục Đường bộ Việt Nam.
Thành công của sản phẩm đầu tay đã tạo đà để kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn lao vào nghiên cứu một sản phẩm mới, đó là sơn kẻ đường bằng công nghệ sơn nhiệt. Trên thế giới, công nghệ này không mới nhưng ở nước ta chưa được áp dụng nhiều. Đã vậy, các xe sơn kẻ vạch đường nhập từ Mỹ, quá lớn, không phù hợp với điều kiện thực hiện nhỏ, lẻ tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, hơn nữa giá của thiết bị quá đắt. Sau nhiều lần tìm kiếm thông tin trên internet, Nguyễn Anh Tuấn đã có được một chiếc xe chuyên dùng kẻ đường của Đài Loan giá rất “mềm” mà lại gọn nhẹ. Song để có thể phát huy hiệu quả của thiết bị, kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn phải mày mò nghiên cứu chế tạo nồi nấu sơn và bộ phận điều chỉnh độ rộng vạch sơn với nhiều mức khác nhau phù hợp với khổ đường Việt Nam. Có được công nghệ và thiết bị, công ty của Nguyễn Anh Tuấn đã mạnh dạn xin nhận một số công trình lớn của Bộ GTVT đầu tư tại Phú Yên như tuyến tránh Sông Cầu, Phú Lâm, tuyến tránh qua TP Tuy Hòa. Tất cả các công trình này đều chịu sự giám sát của các chuyên gia nước ngoài. Khi Công ty Phương Tuấn thực hiện xong, Giám đốc điều hành dự án ADB3 Neil.
Không dừng lại đó, kỹ sư Nguyễn Anh Tuấn còn nghiên cứu sản xuất tường hộ lan mềm và lan can cầu bằng thép mạ kẽm. Hai sản phẩm này đều đã được các doanh nghiệp trong nước sản xuất nhưng nhiều sản phẩm có mẫu mã không giống trong thiết kế chuẩn, chất lượng lại không tốt mà chỉ người có nghề mới có thể nhận ra. Rút kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác, Công ty Phương Tuấn đã làm cho hai sản phẩm tường hộ lan mềm, lan can cầu đẹp hơn, tinh xảo hơn và lại được thị trường nhanh chóng chấp nhận thông qua hợp đồng lắp đặt tường hộ lan mềm cho đường dẫn, lan can của công trình vượt biển dài nhất Việt Nam: cầu Thị Nại tại Bình Định.
ƯỚC MƠ VƯƠN RA BIỂN LỚN
Sơn kẻ vạch đường theo công nghệ mới do Công ty Phương Tuấn thực hiện - Ảnh: HOÀI TRUNG
Những sản phẩm của Công ty Phương Tuấn đang ngày càng được nhiều đơn vị biết đến. Điều đáng nói là những sản phẩm này đang tạo được uy thế cạnh tranh cao với hai năm liên tiếp được Hội Sở hữu trí tuệ Việt
HOÀI TRUNG