Chủ Nhật, 22/09/2024 16:36 CH
Phú Yên - Đất & Người

Huyền thoại hang Hổ và hang Chùa

Thứ Bảy, 31/03/2007 07:26 SA
Tên dân gian thường gọi là hang Hổ, còn tên chữ là Thạc Hổ Động, một thắng cảnh đẹp, hoang sơ nhưng kỳ bí. Hang Hổ nằm giữa hai dãy núi Phú Cốc và Phú Cần trong rặng Trường Sơn, thuộc thôn Phú Thạnh, xã An Chấn, huyện Tuy An. Núi chỉ cao khoảng 100 mét nhưng có nhiều hang gộp.
Huyền thoại Đá Bàn
Thứ Sáu, 30/03/2007 07:26 SA
Trên bản đồ hành chính trước năm 1975, Đá Bàn thuộc thôn Cẩm Tú, xã Hoà Kiến, thị xã Tuy Hoà. Từ đây có con đường dốc mòn đi lên vùng Sơn Long, Sơn Định thuộc huyện Sơn Hoà, ăn thông với các xã của huyện Tuy An tạo thành vùng liên ranh kín đáo.
Sông Đà Rằng là hạ lưu của sông Ba, đoạn từ đập Đồng Cam đến cửa biển Đà Diễn, dài 32km. Sông Đà Rằng theo tên gọi của người Chăm là Ea Rarang. Đồng bào người Kinh có một truyền thuyết về hai con rắn thần trên sông Đà Rằng
Núi Nhạn Sông Đà và chuyện xây Tháp
Thứ Ba, 27/03/2007 08:55 SA
Núi Nhạn nằm một góc giữa chỏm cắt của QL1A và nhánh sông Chùa thuộc phường Bình Nhạn nay gọi là phường I thành phố Tuy Hoà. Núi cao 60 mét so với mặt nước biển, có đường chu vi quanh núi khoảng trên 1 km.
Bến đò ngày xuân
Thứ Năm, 22/02/2007 07:26 SA
Trong bức tranh quê nhà thơ Anh Thơ tả cảnh bến đò ngày mưa ở miền Bắc: Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt. Mặc con thuyền cắm lái đậu trơ vơ… Buồn quá! Thi sĩ Kiều Thệ Thủy thì trách việc đi lại tại miền Trung: Đò giang sông bến thành ngăn trở!
Nhật ký Tết xa nhà
Thứ Tư, 21/02/2007 12:16 CH
12h bên Pháp, mình gọi điện về nhà, lúc đó đã 6h sáng mồng 1 ở Việt Nam rồi. Ba má kêu : "Xung quanh nhà mình, mấy đứa đi xa đều đã về. Con không về, ba má buồn quá!". Nhưng ba vẫn cố khuyên : "Thôi ráng đi con, học xong rồi về, tha hồ mà ăn Tết!". Như vậy là đã hai năm rồi, mình không ăn Tết ở ngôi làng Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa của mình...
Đầm Ô Loan
Thứ Sáu, 12/01/2007 09:17 SA
Đầm Ô Loan thuộc địa phận huyện Tuy An, có diện tích toàn mặt nước là 1.570ha, cách thành phố Tuy Hoà về phía bắc 20 km. Phía bắc đầm giáp xã An Ninh Đông ở hai thôn Tân Long và Phú Sơn, phía nam giáp xã An Hoà ở thôn Diên Hội và xã An Hải ở tại các thôn Đồng Môn, Tân Qui, Xuân Hoà, phía tây giáp xã An Hiệp tại thôn Mỹ Phú và Phú Tân. Như vậy, đầm Ô Loan bao bọc chung quanh bởi 5 xã và 10 thôn làng.
Sắn nước Phường Lụa
Thứ Sáu, 05/01/2007 08:45 SA
Có người đố: “Giống gì trồng củ thì cho hột, trồng hột thì cho củ?”. Cái “giống” phức tạp, ở Tuy An người thì gọi bằng cây cũng được, gọi bằng dây cũng không sai, đích thị là sắn nước, có nơi gọi là củ đậu.
Sức hút gành Đá Dĩa
Thứ Năm, 21/12/2006 08:21 SA
Gành Đá Dĩa, một di tích thắng cảnh cấp quốc gia, thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 40 km về phía Bắc. Gành đá Dĩa là một thắng cảnh thiên tạo hiếm thấy. Đá ở đây, dựng đứng theo từng cột, liền khít nhau, có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn, giống như những chiếc dĩa lớn chồng xếp lên nhau. Bên cạnh gành đá dĩa còn có bãi cát trắng, mịn, dài khoảng 3km.
Cầu nối với quê hương
Thứ Bảy, 19/08/2006 07:47 SA
Vài năm sau ngày về công tác ở Báo Phú Yên, một lần tôi cùng một số đồng nghiệp đi công tác ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Để tìm hiểu về cuộc sống của những bà con người Phú Yên đang sinh sống, làm ăn tại đây, chúng tôi vào một quán nhỏ ven đường. Sau khi nói chuyện, biết chúng tôi làm ở Báo Phú Yên,
Phú Yên thời chín năm chống Pháp
Thứ Tư, 16/08/2006 08:49 SA
Dù có cánh đồng lúa Tuy Hòa ăn nước đập Đồng Cam, Phú Yên hàng năm phải ăn gạo máy Nam Bộ. Năm 1945, Phú Yên không có tình trạng chết đói như mấy tỉnh miền Bắc, nhưng tình trạng ăn củ chuối đã có.
LTS: Ông Lê Thi, quê ở Quảng Ngãi, hiện đang sống tại Nha Trang. Năm 1954, ông là thanh niên xung phong hoạt động ở miền Tây Phú Yên và trở thành thương binh sau một trận đánh ở đồn Núi Sầm. Dưới đây là hồi ức của ông về những ngày chiến đấu trên đất Phú Yên.
Trong hai ngày 13 và 14-3, tại các huyện Tuy An, Tây Hoà , Sông Cầu và TP Tuy Hoà đã xảy ra 4 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết 4 người và bị thương nặng 2 người. Trong đó, có 2 vụ do xe ô tô tải và 2 vụ tai nạn do xe mô tô gây ra.
Lặng lẽ tết ngày xưa…
Thứ Tư, 08/02/2006 15:18 CH
Từng chặng thời gian ta thường nhìn lại, và khi tái hiện quá khứ ta luôn luôn thấy rất đẹp, cho dẫu đầy gian truân khổ ải đi nữa ta cũng tìm ra những điều nhỏ nhặt dễ thương để vui, đôi khi cái vui ấy là cười ra nước mắt. Có lẽ do vậy nhiều người khi kể chuyện tuổi thiếu thời thường thêu dệt thêm những kỉ niệm nên thơ.
Những ngón tay dò dè “mổ cò” trên bàn phím. Những câu trao đổi bằng tiếng bản địa mà khách không thể hiểu. Những khuôn mặt ngạc nhiên và rạng ngời khi nhìn “thành quả” của mình trên monitor, dù đó chỉ là một câu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”... Những hình ảnh đó chúng tôi đã “ghi” được từ lớp dạy tin học cho học sinh dân tộc thiểu số do Trung tâm Dạy nghề Sơn Hòa tổ chức.
Góc trẻ Phú Yên giữa Sài Gòn
Chủ Nhật, 05/02/2006 16:38 CH
Những ngày cuối năm của mười hai tháng trước, một nhóm bạn trẻ Phú Yên ở Sài Gòn tất bậc chuẩn bị tạo cho mình một sân chơi mới. Số là trước đó cũng những con người này vì đồng cảnh xa nhà nên có hẹn nhau mỗi tháng một lần gặp mặt ở… bất cứ đâu miễn vui. Nhưng riêng nhóm bạn vui thôi thì chưa trọn vẹn bởi có một số thành viên tự thấy sức mình và vì mình đi trước có thể gánh vác chút ít nỗi lo của các em sinh viên sau này.
Năm nay, Hội Đua ngựa Gò Thì Thùng (HĐNGTT) sẽ diễn ra vào ngày mùng 9 Tết Bính Tuất (6-2-2006) tại xã An Xuân (huyện Tuy An) . Sắp tới, HĐNGTT sẽ đựơc mở rộng quy mô để trở thành là một sinh hoạt văn hóa ngày Tết không chỉ của riêng Phú Yên mà cả khu vực Nam Trung bộ. Trao đổi với phóng viên báo Phú Yên, Phó Giám đốc Sở VHTT Phan Đình Phùng cho biết:
Gốm cổ Quảng Đức là một sản phẩm truyền thống độc đáo ở Phú Yên từ hàng trăm năm trước và nay đã thất truyền. Gốm Quảng Đức cũng là sự kết hợp của đất và lửa nhưng được làm bằng những nguyên liệu và kỹ thuật nung độc đáo hiếm thấy. Tại bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội, trong số 36 địa chỉ lò gốm cổ Việt Nam thì Phú Yên nằm ở vị thứ 21 từ Bắc vào với hai địa danh Quảng Đức và Mỹ Thạnh Tây ( Hoà Phong-Tây Hoà).
Thảo thơm từ ché rượu cần
Thứ Hai, 30/01/2006 07:38 SA
Rượu cần luôn hiện hữu trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc thiểu số trên dải Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung, miền núi Phú Yên nói riêng. Rượu cần còn là lễ vật dâng các đấng thần linh; chia sẻ niềm vui nỗi buồn, giao kết tình duyên đôi lứa.
Trưởng ban Văn hóa tư tưởng Trung ương Nguyễn Khoa Điềm từng có ý kiến đề nghị lãnh đạo tỉnh Phú Yên mời nhà văn Y Điêng và nghệ sĩ Ka Sô Liễng về tỉnh làm việc, bởi đây là vốn quý không chỉ của Phú Yên. Còn hai văn nghệ sĩ của chúng ta thì trở về núi rừng xưa, chắt chiu lượm lặt các hạt ngọc văn hóa dân gian đang trôi nổi giữa đại ngàn miền tây hùng vĩ.
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek