Phú Yên có 27 xã, phường ven biển. Lợi thế về diện tích mặt nước, địa hình ven biển và ngư trường phong phú nhiều loại thủy sản là điều kiện giúp ngư dân đa dạng ngành nghề khai thác, tự tin vươn ra khơi xa.
Ngư dân TP Tuy Hòa vận chuyển nguyên liệu chuẩn bị ra khơi - Ảnh: N.CHUNG
Phú Yên có bờ biển dài 189km, vùng nội thủy, lãnh hải rộng hơn 3.200km2, có 27 xã, phường ven biển thuộc TX Sông Cầu, huyện Tuy An, TP Tuy Hòa và huyện Đông Hòa. Tiềm năng và lợi thế về diện tích mặt nước, địa hình ven biển và ngư trường phong phú các loại thủy sản là điều kiện giúp cho ngư dân Phú Yên đa dạng ngành nghề khai thác, tự tin vươn ra khơi xa với các phương tiện có công suất lớn và ngành nghề khai thác mới. Toàn tỉnh có trên 7.000 tàu thuyền các loại với hơn 26.000 lao động, trong đó có khoảng 700 tàu cá công suất lớn với hơn 5.000 lao động thường xuyên đánh bắt xa bờ.
Phú Yên là tỉnh ven biển miền Trung tiên phong trong nghề khai thác cá ngừ đại dương. Với ngành nghề này, hàng chục năm qua, Phú Yên đã có một lực lượng ngư dân khá hùng hậu, tiến ra biển xa và can trường bám biển mưu sinh, vươn lên làm giàu, đem lại diện mạo mới cho các vùng nông thôn ven biển của tỉnh, đồng thời góp phần khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên biển. Với vai trò là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển đảo, có mặt trên các địa bàn ven biển, bộ đội biên phòng (BĐBP) đã luôn sát cánh với các địa phương trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân, nhất là bà con ngư dân trong công cuộc làm ăn, phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, xây dựng địa bàn biên phòng vững mạnh. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay, với phong trào vận động quần chúng tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển của tỉnh, BĐBP đã tham mưu cho các địa phương ven biển thành lập 102 tổ tàu thuyền an toàn với gần 800 tàu thuyền và hàng ngàn ngư dân tham gia. Với mô hình này, BĐBP đã đạt được kết quả nhất định trong việc vận động ngư dân đoàn kết, tương trợ nhau trong quá trình làm ăn trên biển, đồng thời tích cực tham gia, hỗ trợ BĐBP trong công tác bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền biển đảo. Cùng với mô hình tổ tàu thuyền an toàn, BĐBP còn sử dụng đàm thoại, thường xuyên kết nối thông tin liên lạc với ngư dân đánh bắt xa bờ để tiếp nhận, trao đổi thông tin giữa bờ và biển. Thông qua hàng ngàn cuộc đàm thoại, mỗi năm BĐBP đã kịp thời hỗ trợ, thông báo bão, áp thấp nhiệt đới cho ngư dân đang ở trên biển biết, kịp thời trú tránh vào nơi an toàn, kêu gọi, vận động hàng chục tàu thuyền, ngư dân ứng cứu lẫn nhau khi gặp thiên tai, hoạn nạn trên biển. Qua hệ thống đàm thoại, BĐBP tiếp nhận nhiều tin có giá trị do ngư dân từ biển báo, về hoạt động vi phạm của các tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển nước ta để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân Việt
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, có thể nói, chính ngư dân là lực lượng quan trọng nhất để khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt
Cần tích cực tuyên truyền cho ngư dân hiểu rõ ranh giới các vùng biển Việt Nam, vùng chồng lấn, khuyến cáo ngư dân chủ động cảnh giác tránh tàu nước ngoài đến cập và các va chạm trên biển. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngư dân hoạt động nghề cá xa bờ trên mọi vùng biển của Việt
Cần sớm thành lập lực lượng kiểm ngư xử lý nghiêm các tàu cá nước ngoài vi phạm các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán Việt Nam, đồng thời hỗ trợ, bảo vệ ngư dân đang làm ăn trên biển, động viên khuyến khích họ làm ăn và giữ gìn, bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.
Đại tá Nguyễn Văn Thắm
Chính ủy BĐBP Phú Yên