Cách đây 90 năm, cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga do Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo, đứng đầu là lãnh tụ thiên tài V.I.Lênin đã thắng lợi. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giai cấp những người lao động ở nước Nga đã bước lên vũ đài chính trị, đập tan nhà nước của giai cấp tư sản, địa chủ, thành lập nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, xóa bỏ chế độ người bóc lột người và ách áp bức dân tộc, công bố sắc lệnh về hòa bình và sắc lệnh về ruộng đất, tiến hành xây dựng một xã hội mới theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Đúng như nhận định của Lênin, Cách mạng tháng Mười đã mở ra một thời đại mới – thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và mở ra kỷ nguyên giải phóng các dân tộc khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Từ Cách mạng tháng Mười, CNXH đã trở thành hiện thực sinh động ở Liên bang Cộng hòa XHCN Xô-viết. Liên Xô đã tồn tại hơn 70 năm và những thành tựu của nó gắn bó không chỉ với cuộc sống của người dân Xô-viết, mà còn với phong trào cách mạng thế giới, với văn minh nhân loại, góp phần quyết định nhất trong chiến thắng chủ nghĩa phát-xít và sự ra đời hệ thống các nước XHCN. Liên Xô và các nước XHCN đã giúp đỡ, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, làm thay đổi cục diện chính trị thế giới trong thế kỷ 20.
Đối với cách mạng Việt
Người tổ chức, rèn luyện, xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo phong trào cách mạng đưa tới thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng CNXH.
Với thắng lợi của cách mạng Việt Nam, trong hơn 62 năm qua, ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Mười, của học thuyết Mác-Lênin về CNXH đã được kiểm chứng bằng một thực tiễn sinh động. Trong công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua, tinh thần sáng tạo và lý tưởng của Cách mạng tháng Mười tiếp tục dẫn dắt chúng ta tìm tòi những con đường, bước đi trong điều kiện lịch sử mới. Nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng nói: Cách mạng tháng Mười là mẫu mực tuyệt vời về đổi mới tư duy và sáng tạo. Đại hội lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu cao tinh thần đổi mới, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, phân tích sâu sắc tình hình mọi mặt của đất nước, đúc rút những kinh nghiệm thành công và thất bại trong quá trình xây dựng đất nước, thực hiện bước quá độ lên CNXH. Xác định đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn, Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mà quan trọng nhất là đổi mới kinh tế. Đường lối đổi mới từ Đại hội VI của Đảng đã được bổ sung, phát triển qua các đại hội, đến Đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: Để đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần xã hội… Đó là sự vận dụng sáng tạo những tư tưởng thiên tài của Lênin và Hồ Chí Minh về CNXH, những lý tưởng cao đẹp của Cách mạng tháng Mười phù hợp với thực tiễn nước ta trong điều kiện lịch sử mới.
Binh sĩ Nga tái hiện cảnh Hồng quân duyệt binh qua Quảng trường Đỏ
Đi theo con đường của Cách mạng tháng Mười, của Lênin vĩ đại, Đảng ta khẳng định, CNXH là sự nghiệp sáng tạo của quần chúng nhân dân, con đường đi lên CNXH là tất yếu khách quan, song đó không phải là con đường thẳng tắp, mà cũng là những bước quanh co với biết bao khó khăn, phức tạp. Trên tinh thần đó, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo chính là một sự nghiệp cách mạng sáng tạo của nhân dân. Quan điểm cơ bản trong đường lối, chính sách của Đảng coi đổi mới là một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để, là sự nghiệp giải phóng, mà sâu xa nhất, căn bản nhất là giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng năng lực trí tuệ của con người, giải phóng mọi tiềm năng xã hội để phát triển con người, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người với mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xác định mục tiêu xây dựng CNXH, Đại hội X nêu lên mục tiêu trước mắt là sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, chăm lo xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện tốt hơn đại đoàn kết dân tộc và ra sức xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh để bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Có thể nói, trong các mục tiêu xây dựng CNXH, Đảng ta đặt lên hàng đầu là dân giàu, nước mạnh, do nhân dân ta xây dựng và làm chủ. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn quá trình cách mạng và xây dựng đất nước theo định hướng XHCN hiện nay, thể hiện đầy đủ và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh: CNXH là làm cho dân giàu, nước mạnh. Nước ta là nước dân chủ. Nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới và xây dựng CNXH. Thực hiện những mục tiêu xây dựng CNXH nêu trên, Đại hội X chỉ rõ, đẩy mạnh CNH, HĐH, trong mỗi bước đi, trong từng chính sách phát triển phải gắn kết chặt chẽ thực hiện ngay tiến bộ và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, phát triển con người toàn diện.
Lý tưởng của cuộc cách mạng XHCN tháng Mười vẫn tiếp tục soi sáng con đường và mục tiêu công cuộc đổi mới của chúng ta.
PHẠM VĂN KHÁNH