Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Thường vụ về phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động tương trợ tư pháp, cơ quan đầu mối ở Trung ương trong việc tiếp nhận và chuyển giao hồ sơ, tài liệu về tương trợ tư pháp, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại; cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, chi phí cho việc thực hiện ủy thác tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, thẩm quyền ra quyết định dẫn độ, thẩm quyền ra quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
Đa số các đại biểu Quốc hội nhất trí với phạm vi điều chỉnh như dự thảo, gồm cả 4 lĩnh vực tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Các đại biểu cho rằng như vậy là phù hợp với thực tiễn pháp luật Việt
Một số đại biểu đề nghị cần có một chương riêng quy định về tương trợ tư pháp giữa Việt
* Trước đó, ngày 31/10, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2007, phương án dự toán ngân sách Nhà nước năm 2008, phân bổ ngân sách địa phương năm 2008.
Một trong những vấn đề thu hút nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu đó là phần ngân sách dành cho đào tạo. Các đại biểu đều mong muốn Chính phủ chỉ đạo cụ thể, quyết liệt việc phân bổ ngân sách hợp lý và sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước có hiệu quả thiết thực trong lĩnh vực này.
Liên quan vấn đề tiết kiệm chống lãng phí, ý kiến của các đại biểu đánh giá cao sự chỉ đạo quyết liệt trong vấn đề này ở hầu hết các lĩnh vực có liên quan đến ngân sách Nhà nước trong 9 tháng qua. Nhiều đại biểu cho rằng việc chống lãng phí trong sử dụng vốn và quản lý tài sản Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước chưa hiệu quả; lãng phí do quy hoạch, bố trí dự án dàn trải còn lớn; chậm tiến độ giải ngân các nguồn vốn Nhà nước, chậm tiến độ các công trình dự án sử dụng ngân sách Nhà nước nhất là các dự án, công trình quan trọng quốc gia… gây ra lãng phí lớn về cơ hội, về thị trường, về hiệu quả kinh tế xã hội.
HOÀI THƯƠNG