Các đại biểu Quốc hội đều thống nhất về sự cần thiết phải ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân trong việc quản lý và vận hành nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, các đại biểu cũng còn nhiều băn khoăn về tính khả thi và thời gian có hiệu lực của đạo luật.
NHIỀU Ý KIẾN XUNG QUANH MỨC GIẢM TRỪ GIA CẢNH
Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định về mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng. Mức giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ khỏi thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với những thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền công. Đây cũng là nội dung được đại biểu Quốc hội quan tâm nhiều nhất trong phiên thảo luận hôm qua.
Có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh được nêu trong Dự thảo Luật là 4 triệu đồng/người và 1,6 triệu đồng cho mỗi người phụ thuộc là phù hợp. Lý do là đến năm 2009 (thời điểm dự kiến Luật Thuế Thu nhập cá nhân được đưa vào áp dụng) thì dự báo thu nhập bình quân đầu người một năm ở Việt
Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nêu ra trong Dự thảo Luật là cao và bản chất của Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân là đã có thu nhập thì phải nộp thuế chứ không phải khi điều kiện sống đầy đủ mới có trách nhiệm nộp thuế.
THU NHẬP TỪ CỔ PHẦN ƯU ĐÃI TRONG DNNN CŨNG PHẢI NỘP THUẾ
Liên quan đến quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần đưa thu nhập từ cổ tức của người lao động là cổ đông được mua cổ phần ưu đãi trong Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) vào diện chịu thuế.
Tuy vậy, có đại biểu ý kiến rằng sẽ là không công bằng nếu miễn thuế cho khoản thu nhập trên, bởi những người lao động là công chức, viên chức, sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang làm việc trong những đơn vị hành chính sự nghiệp, cũng là phục vụ cho nhà nước nhưng lại không được hưởng nguồn cổ phiếu ưu đãi. Trong khi đó, tất cả những lợi tức này có được là từ nguồn vốn, đất đai, tài sản của Nhà nước giao cho DNNN chứ không phải là tự có. Có đại biểu ý kiến rằng trên thực tế có rất ít người lao động có đủ khả năng mua hết số cổ phần ưu đãi mà mình được hưởng, họ chọn hình thức “bán lúa non” để mong thu được một khoản chênh lệch lo cho cuộc sống của mình. Chính vì thế, nếu giảm thuế cho những khoản thu nhập này thì vô hình trung đã miễn thuế cho những người có tiền bỏ ra gom hết cổ phần ưu đãi của người lao động.
Có ý kiến cho rằng: Thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo người có thu nhập thấp đóng thuế thấp, người thu nhập cao đóng thuế cao và những người có thu nhập ngang nhau thì đóng mức thuế như nhau. Chính vì vậy cổ tức từ cổ phần ưu đãi trong các DNNN cũng cần phải nộp thuế nếu không sẽ tạo sự bất bình đẳng trong đội ngũ những người làm công, tham gia từ trước đến nay trong bộ máy chính quyền và trong các doanh nghiệp. Những người làm việc trong DNNN cổ phần hoá đã được Nhà nước ưu đãi 1 lần rồi, trong khi những cán bộ làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp hay các doanh nghiệp nhà nước quy định giữ 100% vốn, không cổ phần hoá thì lại không được hưởng nguồn lợi này. Điều đó là không công bằng.
Trên cơ sở những phân tích đó, các đại biểu kiến nghị: Để cho công bằng, bình đẳng xã hội thì phải đưa khoản thu nhập này vào diện chịu thuế. Đó cũng là thực hiện theo cam kết của WTO
Cũng tại phiên thảo luận này, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới vấn đề có tiếp tục thu thuế thu nhập cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hay không. Một số ý kiến có điểm chung là: Về bản chất chủ doanh nghiệp tư nhân cũng có thể xem như một cá nhân kinh doanh vì toàn bộ khối tài sản đưa vào kinh doanh là thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân, vì thế, nên chuyển đối tượng doanh nghiệp tư nhân sang đóng thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần (5-35%).
Chiều qua, Quốc hội đã nghe và thảo luận Báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Báo cáo công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
(VOV)