Dãy núi La Hiên, Hòn Nhọn, Chín Cụm (nơi giáp ranh 2 tỉnh Gia Lai, Phú Yên) cách xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) 30 cây số đường dốc núi là nơi từng nổi tiếng rừng trầm. Ở các thôn Kỳ Lộ, Suối Cối 1 (xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) đã từng hình thành những đội quân chuyên săn trầm trên dãy núi này.
Nguyễn Văn Nam (thôn Suối Cối 1, xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) khoe số trầm bì mới tìm thấy - Ảnh: H.NAM |
CÓ CÒN HƠN KHÔNG
Bây giờ, sau mùa thu hoạch sắn, mía, người dân ở hai thôn này thường rủ nhau lên rừng sâu tìm trầm. Hiện nay, những người đi trầm không cầu mong tìm trúng trầm bắp (kỳ nam nhung hình thành từ cây dó bầu), vì hơn 20 năm nay toàn khu rừng này có đến hàng triệu bàn chân con người dẫm nát tìm kỳ nam. Người ta chỉ mong gặp được trầm bì, là vỏ cây dó gạch bị dạt bỏ lâu ngày dưới đất tạo thành trầm.
Tôi đến gặp anh Nguyễn Văn Nam ở thôn Suối Cối 1, xã Xuân Quang 1 (huyện Đồng Xuân) – một người vừa trở về sau chuyến tìm trầm kéo dài gần cả tháng ở dãy La Hiên. Anh
MẶC KỆ HIỂM NGUY
Năm nay anh Nam mới 26 tuổi nhưng đã có “thâm niên” gần 10 năm đi tìm trầm. Nam không nhớ mình đi bao nhiêu chuyến, nhưng giờ đây, anh bảo nếu đi một mình lên dãy La Hiên thì chắc cũng… bị lạc đường vì người tìm trầm phải tự mở lối mà đi, không theo đường mòn. “Trên đỉnh La Hiên, Hòn Nhọn chỉ thấy rừng với rừng, mây bao phủ hạn chế tầm nhìn, vì vậy khó xác định phương hướng. Tuy cả chục năm đi tìm trầm rồi, nhưng hàng đêm tôi vẫn rợn người khi nằm giữa rừng thiêng nước độc. Rồi tự trấn an, phải cố bởi ở nhà thì khó tìm đủ thu nhập trang trải cho cuộc sống vốn đắt đỏ hiện nay” –
Tìm trầm đâu phải lúc nào cũng thấy được trầm. Anh Dương Quốc Hùng, một người săn trầm ở Xuân Quang 1, cho biết: “Nai lưng ra gùi gạo nằm trên rừng gần cả tháng trời không tìm được trầm mà mỗi ngày đi tìm rừng, con vắt bắt hơi người đu như đỉa đói hút máu”. Nhiều người đi trầm nghĩ lại còn “lạnh xương sống” khi mờ sáng thức dậy thấy gần chỗ nằm của mình đêm qua nhiều dấu chân thú dữ... Anh Hùng kể rằng muỗi mòng trong rừng thì nhiều đến nỗi chỉ cần quơ tay có thể bắt được cả nắm. Rồi chuyện người săn trầm bị sốt rét, bò không nổi, phải nhờ bạn đi cùng cõng về... “Khá nhiều người đi trầm bị sốt rét ác tính, da xanh như tàu lá, vợ con không có tiền chạy chữa...” - Anh Hùng nói.
Theo người dân, đã có 4 người đi trầm chết tại sông Bà Lài (Phú Mỡ). 4 người này ở Ninh Hòa ra đây tìm trầm vào mùa mưa năm 1989. Họ đu dây lội qua sông, nhưng chẳng may giữa chừng thì dây đứt, nước lũ đã nhấn chìm cả 4 người. Gần đây anh Nguyễn Văn Minh, quê thị trấn La Hai cưới vợ ở Xuân Quang 1 đi trầm bì, leo lên tảng đá bị tuột tay rơi xuống hố sâu, chết bỏ lại vợ và con nhỏ.
Biết hiểm nguy là vậy, nhưng vào thời điểm nông nhàn, không có thu nhập, hàng đoàn người vẫn lũ lượt rủ nhau “biến” vào rừng, lục lọi mọi xó xỉnh trên dãy La Hiên để kiếm vận may…
MẠNH HOÀI