Trên bản đồ, miền cực Bắc của tổ quốc hiện lên ở phần đầu hình chóp nón, thật xa xôi mà gần gũi, thiêng liêng. Đó là vùng phía bắc tỉnh Hà Giang, điệp trùng núi đá, hùng vĩ và hiểm trở; nơi có cột cờ Lũng Cú với lá quốc kỳ tung bay kiêu hãnh, khẳng định chủ quyền đất nước ở miền biên viễn.
I. LÊN CỘT CỜ LŨNG CÚ
Trẻ em người Mông thản nhiên đi trên mép vực, trên đường lên cao nguyên Đồng Văn, với những vách núi dựng đứng và những vực sâu thăm thẳm |
Dốc Mã Pì Lèng nơi khung cảnh kỳ vĩ nhất trên tuyến đường Đồng Văn - Mèo Vạc |
Dưới thung sâu là sông Nho Quế, dòng sông bắt nguồn từ Trung Quốc |
Đây cột cờ Lũng Cú thiêng liêng |
Chụp ảnh lưu niệm dưới chân cột cờ. Phía sau lưng là cột mốc biên giới |
II. ĐÁ VÀ NGƯỜI
Cao nguyên đá Đồng Văn có 90% diện tích là núi đá vôi. Ngô được trồng trên những kẽ đá, hốc đá tai mèo. |
Nhớ truyện ngắn "Tiếng kèn môi sau bờ rào đá" được dựng thành phim "Chuyện của Pao" nổi tiếng. Ở đây hàng rào đá có khắp mọi nơi. |
Những con đường nhỏ nhoi len qua những vùng núi đá |
Gian nan làm nương trên đá |
Vậy mà vẫn có nụ cười thật tươi của bà mẹ trẻ này |
III. XUỐNG CHỢ
Chợ tình Khau Vai mỗi năm họp một lần vào đêm 27/3 âm lịch, là nơi nhưng đôi tình nhân hò hẹn |
Ăn Thắng Cố giữa chợ |
Em gái Lô Lô đi chợ tình |
Về Mèo Vạc ra chợ, đã thấy người Mông mua bán từ rất sớm |
Các em nhỏ cũng gùi rau ra chợ bán |
Các em gái này bán được tiền liền chụm lại đếm |
Xuôi về Yên Minh lại gặp chợ phiên Sìn Hồ nổi tiếng |
Ai ai cũng mặc đồ đẹp nô nức xuống chợ |
Nhà thứ gì mang xuống chợ thứ nấy |
Ký sự ảnh của HUỲNH HIẾU