Thứ Bảy, 21/09/2024 15:40 CH
Tính độc đáo của Di sản văn hóa đá Phú Yên (Tiếp theo kỳ trước)
Thứ Tư, 24/08/2011 07:00 SA

- Tuy nhiên nếu ta xem tỷ tần 3/2 là đặc trưng cơ bản nhất của thang âm cổ đại và thang hòa âm thì ở đây nó lại hình như không được “chăm sóc” đầy đủ; chỉ có một trong bốn quan hệ được xem như chuẩn, còn ba quan hệ kia có độ sai là một tai nghe chuẩn xác tỷ tấn 5/4 và nhất là các tỷ tần 9/8, 16/15 khó có thể cho rằng đã “vô tình” không nhận ra.

- Và như vậy, phải chăng là đàn đá Tuy An - và điều này chúng tôi đã có dịp gợi ý khi nghiên cứu thang âm các bộ Khánh Sơn và Bác Ái đã được xây dựng bằng cách xuất phát từ thang bội âm thiên nhiên với khuynh hướng thiên về các loại quãng ba 5/4 và 6/5; nó cũng có triệu chứng tiến tới thang cổ đại qua những dạng gấp và đảo của quãng 3/2, tức là quãng 32/27 và 256/243.

- Tôi mạnh dạn đề xuất danh từ “tiền cổ đại” để gọi loại thang này - khai thác thang bội âm thiên nhiên, nó chứa đựng những tiền đồ để sau này người ta có thể quy vào một hệ thống nhất quán là thang cổ đại.

- Nếu điều đó có thể chấp nhận thì vô hình chung bằng những con đường khác nhau, âm nhạc học đã bắt tay với khảo cổ học. Nếu tôi không lầm thì nhà khảo cổ học Quang Văn Cậy ước đoán niên đại đàn đá Tuy An vào nửa khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I trước CN. Thang âm cổ đại được xác lập khoảng các thế kỷ IV và V trước CN. Và giai đoạn tiền cổ đại trong âm nhạc theo thiển ý chúng tôi là vài thế kỷ trước đó, nghĩa là hoàn toàn trùng hợp với thời điểm mà khảo cổ đã đề xuất.

- Do chỗ hai thanh đầu ứng với hai thanh cuối theo quan hệ quãng 8, ta dễ dàng ước đoán chủ âm của bộ đàn đá và từ đó quy ra điệu thức. Vì quan hệ II-VIII đặc biệt chuẩn xác, ta có thể xem bậc II là bậc cơ sở của điệu thức và bậc I là chủ âm của điệu thức phụ”…(1) .

Trên cơ sở nhận xét về kết cấu thang âm điệu thức của đàn đá Tuy An, có sự so sánh đàn đá Tuy An với các bộ đàn đá Khánh Sơn, Bác Ái và Ndut Lieng Krak; Giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ đi đến kết luận:

“- Tuy An có thể xem là một bộ đàn đá cổ xưa đích thực

- Nó thuộc nhóm riolit (như K.S, B.A) khác với nhóm đá sừng (N.L.K, B’lao, Bình Đa. Do tính cách hoàn toàn tương đối, nó có thể xem là đại diện của nhóm này.

- Trong tương quan so sánh, về âm vực, nó thuộc loại đàn cao, trong khi K.S và B.A nói chung nằm ở khoảng trung và N.L.K ở khoảng trầm. Cụ thể, các tầng đàn được xếp như sau:

Cao = T.A K.S.A

Trung = K.S.B B.A

Trầm = Ndut Lieng Krak

- Độ chuẩn về cung bậc của nó thuộc loại cao nhất - Về phương diện này nó cùng với N.L.K (đã sắp xếp lại) tỏ ra hơn hẳn K.S và B.A.

(Còn nữa)

---------------

(1): Giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ - Đề cương báo cáo khoa học so sánh dưới góc độ âm nhạc học đàn đá Tuy An với các bộ đàn đá được phát hiện: NdK2 – KS và B.A- Năm 1992 (bản đánh máy).

Thạc sĩ . NGUYỄN HOÀI SƠN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek