Thứ Sáu, 04/10/2024 00:18 SA
Tiếng của đại ngàn
Thứ Tư, 28/01/2009 11:01 SA

Cồng chiêng là di sản văn hóa quý báu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung, đồng bào Ê Đê, Ba Na, Chăm H’roi Phú Yên nói riêng.

 

Trong chương trình nghiên cứu, bảo tồn, phát huy giá trị không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên giai đoạn 2000-2015, Phú Yên là một trong 7 tỉnh được coi là “vùng phụ cận” của không gian văn hóa cồng chiêng mà thế giới công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

 

cong-chieng.gif

Đội cồng chiêng Phú Yên tham dự Liên hoan Văn hóa cồng chiêng miền Trung - Tây Nguyên - Ảnh: D.T.XUÂN

 

Cồng chiêng được coi như vật thiêng nhất, là tài sản quý nhất trong mỗi gia đình, dòng họ. Các già làng quan niệm: “Cồng chiêng có thể giúp cho con người thông tin với thần linh, với giàng (trời). Cồng chiêng không được sử dụng tùy tiện, bừa bãi mà chỉ sử dụng trong các lễ hội của buôn làng”. Là hồn thiêng của núi rừng miền Tây Phú Yên, từ bao đời nay, loại nhạc cụ này gắn bó chặt chẽ với các nghi lễ - lễ hội của đồng bào Ê Đê, Ba Na, Chăm H’roi ở ba huyện miền núi. Người Chăm H’roi ở Phú Yên có bộ cồng 3, chinh 5 và trống đôi, thường ngân lên trong các lễ hội, ngày vui. Đây cũng là nhạc cụ phục vụ các lễ của vòng đời.

 

Số lượng bộ cồng chiêng của các dân tộc thiểu số ở Phú Yên không nhiều. Người Ê Đê ở các buôn làng của huyện Sông Hinh có khoảng 24 bộ chiêng aráp; người Chăm H’roi ở hai huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân còn khoảng 15 bộ cồng chiêng; người Ba Na có hai bộ cồng chiêng ở hai thôn buôn… Nhiều nhà rông văn hóa chưa có cồng chiêng.

 

Bảo tồn, phát huy giá trị cồng chiêng trong việc xây dựng thôn buôn văn hóa là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta cần đi sâu vào thực chất của việc giữ gìn, có kế hoạch sưu tầm, thống kê, bảo quản, phát huy giá trị cồng chiêng trong đời sống văn hóa cộng đồng; tổ chức các lớp học biểu diễn cồng chiêng; xây dựng phòng trưng bày di sản văn hóa cồng chiêng ở ba huyện miền núi; trang bị cồng chiêng cho các nhà rông văn hóa để sinh hoạt trong những dịp lễ hội…

Tiếng cồng 3, chinh 5, trống đôi… của đồng bào dân tộc thiểu số Phú Yên với nét độc đáo riêng đã làm thao thức bao người. Hãy gìn giữ để âm thanh ấy tiếp tục ngân vang giữa đại ngàn, trong những dịp buôn làng vào hội.

 

HỮU BÌNH

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Phú Yên như mối duyên kỳ ngộ
Thứ Tư, 28/01/2009 15:04 CH
Một thời cải lương...
Thứ Ba, 27/01/2009 15:00 CH
Vịnh thơ trâu được tha tội
Thứ Ba, 27/01/2009 11:00 SA
Cuộc gặp gỡ điểm tô sắc xuân
Thứ Ba, 20/01/2009 18:30 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek