Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, …
Mang câu thơ trong bài thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu ví sánh cho hiện trạng của điện ảnh Việt có quá áp đặt không? Không, là vì với nền điện ảnh có chiều dài lịch sử như điện ảnh Việt Nam, gắn kết với hai cuộc chiến tranh mang tầm vóc giải phóng dân tộc, lại vẫn đang thả trôi trên những xu hướng phim ảnh ngoại lai, thiếu sự vận động tự thân tích cực, thì quả là “xuân đang qua”…
Một cảnh trong phim Nụ hôn tử thần
Xuân đang tới
Điện ảnh Việt Nam dường như đang làm “sáng danh” nòi giống “Lạc Hồng” qua sự kiện những bộ phim đoạt một số giải thưởng tại các kỳ Liên hoan phim ngoài nước: Áo lụa Hà Đông, Mùa len trâu, Mê Thảo – thời vang bóng, Hạt mưa rơi bao lâu, Sống trong sợ hãi…
Đó là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy sự quan tâm của Nhà nước, của người làm nghề dành cho điện ảnh nước nhà chưa hề vơi cạn.
Những nỗ lực tự thân của các hãng phim tư nhân, hãng phim nhà nước, trong việc cố gắng làm được phim– ngoài các phim thương mại để tái sản xuất, còn có các phim mang tính nghệ thuật cao, là đáng khen ngợi.
Tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nền điện ảnh tiên tiến của các nhà làm nghề điện ảnh Việt, chút nào đó đã cho thấy những khởi sắc đáng mừng trong tư duy nghề nghiệp; có những vượt thoát khỏi kiểu thể hiện cũ, có những đề tài đột phá vào nội tâm con người, và có những trăn trở cho tương lai tri thức điện ảnh Việt.
Nghĩa là ở một mức độ nhất định, điện ảnh Việt đang cố gắng “vận động cơ thể” để hợp thời hơn, hợp thị hiếu hơn, hữu ích hơn.
Nhưng thế vẫn là chưa đủ.
Người Việt thích xem phim, đó là điều hiển nhiên. Còn nhớ những năm 1980, việc xem phim Hong Kong, phim Mỹ bị hạn chế, thì việc thuê mướn đầu máy video về nhà xem phim “ngoài luồng” là điều hầu như gia đình nào ở Sài Gòn cũng làm. Có nhà thức sáng đêm để xem những bộ phim “chưởng” made in
Sau thời kỳ “lén lút” xem phim “ngoài luồng”, người dân dần được dễ chịu hơn, các công ty đại diện cho các Hãng TVB, SanYang, ATV (chuyên sản xuất phim truyền hình) đã bắt đầu xuất hiện tại VN. Đầu từ video được bán rộng rãi, băng hình phim được cho thuê mướn hợp pháp… Nhu cầu được giải trí bằng phim ảnh của thị dân là chính đáng. Dù rằng nhu cầu ấy tản mác (ở đất nước nào cũng thế), nhưng thị hiếu được nhìn hình ảnh đẹp, diễn viên đẹp; được xem truyện phim hay, nội dung sâu sắc là điểm chung của hầu hết mọi cộng đồng.
Và cho đến hiện tại, khi điện ảnh
Rõ ràng “Xuân đang tới… nghĩa là…”
…Xuân đang qua
Những năm cuối thế kỷ 20, các nhà làm điện ảnh Hàn Quốc để chống lại cuộc xâm lăng của Hollywood, đã đồng lòng kết liên với nhau tạo nên những bộ phim “hoành tráng” và thức thời, ngoài mục đích kéo công chúng Hàn đến rạp xem phim Hàn còn là lòng tự ái dân tộc: “Không thể khuất phục trước bất kỳ một sức mạnh nào, vì chúng ta cũng rất mạnh!”.
Họ đã làm được, những bộ phim thời kỳ đầu đó như: Shiri, J.S.A. – Joint Security Area, Peppermint Candy, Lies… và cho đến hiện tại là các phim: Quái vật sông Hàn, D-War (doanh thu 1,55 triệu USD trong ngày công chiếu đầu tiên tại Bắc Mỹ)… Riêng các diễn viên xinh đẹp, rực rỡ của Hàn Quốc thì vẫn đang tiếp tục trọng trách xứ sở họ giao phó: chinh phục bằng điện ảnh công chúng các quốc gia – lãnh thổ Nhật Bản, Đài Loan, Việt
Còn ở Việt
Phim chiếu rạp thì chờ ăn đong vào dịp tết, phim điện ảnh theo chỉ tiêu thì làm xong mang đi cất kho, phim truyền hình thì format từ phim nước ngoài, không mang bất kỳ một hơi hướng nào của nếp nghĩ người dân Việt!
Thiết nghĩ, nếu người làm nghề, cơ quan hữu quan của điện ảnh VN, tâm niệm hai vần thơ trên của Xuân Diệu, chắc sẽ không có việc tự huyễn hoặc về vài giải thưởng nhỏ quốc tế là phát triển cực thịnh, về vài mươi ngàn người đi xem phim mỗi dịp tết là thành công lớn…
Xuân tiết trời, sẽ đến rồi đi nhưng xuân trong nghệ thuật đương đại Việt nói chung và điện ảnh Việt nói riêng phải lưu lại, ngõ hầu có được những thay da đổi thịt, những đâm chồi nảy lộc thật sự, để có thể còn kịp đồng hành với sự phát triển chung của xã hội…
Mai Tường