TỪ NHỮNG CUỘC LIÊN HOAN
Tháng 5 năm 1993, lần đầu tiên một liên hoan đàn và hát dân ca quy mô quốc gia được tổ chức tại cố đô Huế cổ kính. Hòa trong muôn sắc màu của loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo của dân tộc, những làn điệu dân ca của Phú Yên, do chính những nghệ sĩ nghiệp dư của xứ “nẫu” thể hiện cũng đã cuốn hút người xem, góp phần làm cho liên hoan thành công.
Chương trình Đờn ca tài tử – nẫu ca do Trung tâm Du lịch và sinh thái Thuận Thảo và CLB Sân khấu Phú Yên tổ chức vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần – Ảnh: X.HIẾU
Trong đó, có đến hai giải vàng, ba giải bạc và một giải khuyến khích trên tổng số sáu tiết mục tham gia. Gặp gỡ, trò chuyện với anh chị em nghệ sĩ Phú Yên, Chánh chủ khảo, nhạc sĩ Nguyễn Xinh cho rằng, miền Trung -trong đó có Phú Yên- rất phong phú các làn điệu dân ca. Cũng là hò khoan, hô (hát) bài chòi… nhưng mỗi địa phương có cách hát khác nhau, thể hiện sự đa dạng sắc thái văn hoá vùng, miền, dân tộc. Đặc biệt, có những điệu lý, câu hò ở nơi này có mà nơi khác không cóù.
Liên hoan đàn hát dân ca lần ấy đã làm sống dậy những làn điệu dân ca của Phú Yên vốn được lưu giữ từ nghìn đời trong dân gian, như hò khoan, hò giã gạo, hát giao tình…, đang có nguy cơ mai một vì những người giữ gìn nó ngày một ít đi.
Với những kết quả đạt được của liên hoan lần đó, năm 1995, Phú Yên đăng cai tổ chức liên hoan đàn và hát dân ca khu vực phía
ĐẾN NHỮNG CÂU LẠC BỘ
Dan ca được đưa lên san khấu - Ảnh: DTX
Gần đây, những làn điệu dân ca Phú Yên thực sự sống lại khi nhiều câu lạc bộ (CLB) “Đàn và hát dân ca” được thành lập. Điều này cho thấy dấu hiệu hồi sinh của phong trào đàn, hát dân ca ở một vùng đất giàu có về di sản tinh thần, đa dạng sắc thái văn hoá truyền thống. Đặc biệt, từ tháng 8 năm ngoái cho đến nay, cứ vào tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, sân khấu Hồ bơi (Khu du lịch và sinh thái Thuận Thảo) lại rực rỡ ánh đèn với tiếng đàn, tiếng nhạc, lời ca.
Anh Mai Hoàng, thành viên Ban chấp hành Chi hội Sân khấu (Hội Liên hiệp Văn học-nghệ thuật Phú Yên), đồng thời là Chủ nhiệm CLB Đàn và hát dân ca của Chi hội này, cho biết đây là kết quả của sự “hợp tác” giữa Chi hội Sân khấu, CLB và Doanh nghiệp Thuận Thảo. “Họ có địa điểm, chúng tôi có tiếng đàn lời ca. Ai yêu đàn hát dân ca thì đến thưởng thức tự do, không mất tiền mua vé. Chúng tôi tổ chức ra sân chơi này là vì yêu đàn, hát dân ca và nhạc tài tử. Rất mừng là người nghe không quay lưng lại với loại hình âm nhạc này. Nhiều đêm đẹp trời, không còn ghế cho khán giả. Có người đến từ Tuy An, Sông Cầu… không chỉ thưởng thức mà còn lên sân khấu tham gia và hát rất hay, như chị Đài Sang ở An Chấn (Tuy An), anh Thanh Tùng ở phường Phú Lâm…”, anh Mai Hoàng cho biết.
Còn anh Bình Thảng, Phó Chủ nhiệm CLB “Đàn và hát dân ca” huyện Đông Hòa thì: “Để một loại hình nghệ thuật độc đáo của dân tộc mất đi thì uổng lắm. Vậy là tụi tui vận động nhau thành lập CLB để được hát thường xuyên”.
Ngày giỗ Tổ Sân khấu và ra mắt CLB “Đàn hát dân ca” Chi hội Sân khấu Phú Yên, cũng đang phối hợp với Trung tâm giải trí và sinh thái Thuận Thảo tổ chức Hội hô bài chòi tại khu vực đang mở rộng của Thuận Thảo. Hy vọng từ Tết này, những ai thích chơi và hát bài chòi sẽ có thêm một điểm vui chơi hấp dẫn.
LAN VY