Những chiếc Vespa cổ xuất hiện ngày càng nhiều ở TP Tuy Hòa. Loại xe này không còn là một phương tiện đi lại đơn thuần mà nó đã trở thành một niềm đam mê của dân chơi xe. Để tìm được một chiếc Vespa cổ, nhiều tay chơi đã phải lùng sục khắp các tỉnh, thành.
Vespa cổ đang là một trong những loại xe được nhiều người thích sành điệu truy tìm. Để sở hữu một chiếc Vespa A.C.M.A hay Standard, nhiều người phải lùng sục khắp nơi. Loại xe này xuất hiện ngày càng nhiều trên đường phố Tuy Hoà.
Hàng loạt Vespa ổ “trình diễn” trên vỉa hè khi các chủ nhân uống cà phê và tán chuyện về chúng. Ảnh: K.C
Cách đây mấy năm, ở những thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng…, thú chơi Vespa cổ đã thu hút rất nhiều dân chơi xe sành điệu. Sau đó, thú chơi này “lan” đến TP Tuy Hoà. “Hội những người chơi xe cổ” ra đời, thu hút nhiều bạn trẻ tham gia. Vẻ đẹp kiêu kỳ của những “chú ong” Vespa đã hút hồn nhiều dân chơi xe. Họ say mê tìm kiếm, sưu tầm. Và xét về chuẩn mực kiểu dáng cổ điển, không có dòng xe “hai thì” đời nào sánh nổi với những chiếc Vespa.
SÀNH ĐIỆU CÙNG NHỮNG “CON ONG”
Người khởi xướng cho phong trào sưu tầm xe Vespa cổ ở Phú Yên là anh Đình Phong (phường 4, TP Tuy Hoà). Anh đang sở hữu 5 “con ong” cổ đáng giá hàng ngàn USD, mà trước đó anh chỉ bỏ ra vài triệu để tậu chúng về. Phong cho biết: Quá trình đến với xe Vespa cổ cũng thật tình cờ. Cách đây 3 năm, khi còn đang học tại TP Hồ Chí Minh, thấy người ta chạy Vespa đẹp quá, thế là đâm ra mê. Xin tiền mẹ và đi lùng khắp nơi, nhờ bạn bè giới thiệu và phải ra tận phố cổ Hội An mới mua được một chiếc A.C.M.A tay lái sắt sản xuất năm 1953, thuộc loại cổ nhất nhì ở Việt
Về Tuy Hoà, Phong truyền niềm đam mê xe cổ sang bạn bè. Ngay lập tức họ bị cuốn hút. Số người chơi xe Vespa cổ ở Tuy Hoà tăng lên. Để cổ suý cho phong trào này, họ đã lập ra “Hội những người chơi xe cổ” với đủ thành phần, từ nghệ sĩ, kiến trúc sư đến thương gia... đến những lão nông thứ thiệt. Nhật, một người ở đường Trần Hưng Đạo đang sở hữu chiếc Lambretta, bộc bạch: Chiếc xe không chỉ là phương tiện đi lại mà còn thể hiện phong cách, là đồ trang sức. Tôi mua nó đã lâu, nhưng từ ngày có “hội” mới thấy được giá trị và vẻ đẹp của nó. Anh Lâm ở hiệu buôn Phương Thuỷ (phường1) đang sở hữu một chiếc A.C.M.A cổ khá kiêu sa, nói: Chiếc này mua lâu rồi, nhiều người hỏi nhưng tôi không bán, chủ yếu là vì mê nó quá. Thỉnh thoảng ngồi uống cà phê bàn luận về xe cổ, thấy thật thú vị. Còn anh Thưởng (phường 1), người đang có trong tay một chiếc Vespa hiệu Super, bộc bạch: Có thú vui này, tôi cảm thấy mình trẻ ra mươi tuổi.
Không chỉ giới mày râu mà nhiều bạn gái cũng mê và tậu cho bằng được chiếc Vespa Lambretta 50. Trinh, cô chủ xinh đẹp của quán cà phê 57 hằng ngày cỡi “con” Vespa Lambretta mini rất dễ thương mà cô sở hữu nó từ khá lâu. Khàn, cô chủ shop thời trang Khàn trên đường Lê Thánh Tôn khoe, vừa mua được một chiếc Lambretta J50 của ông bảo vệ Đoàn ca múa nhạc Sao Biển với giá chỉ 3 triệu, mang về tân trang lại cũng chừng ấy chi phí nữa. “Nhưng đáng giá nhất chính là giá trị đích thực của chiếc xe này. Nó là một trong những chiếc xe hiếm đấy” - Khàn bảo thế.
NGHỀ CHƠI CŨNG LẮM CÔNG PHU!
Vespa dịch ra tiếng Việt có nghĩa là con ong. Loại xe này từng được coi là niềm tự hào của người Italia, biểu tượng của giới trẻ và là biểu tượng của sự lãng mạn châu Âu. Xe Vespa xuất hiện ở Việt
Vespa không chỉ là một phương tiện đi lại đơn thuần. Nó mang lại nhiều niềm vui cho những người tự nhận mình có máu đam mê, gàn dở và hơi lãng mạn. Để có được một chiếc xe Vespa cổ đúng nghĩa, nhiều người đã lùng sục khắp nơi, đến các hang cùng ngõ hẻm, tìm đến những người nông dân, những người lớn tuổi để năn nỉ họ sang nhượng lại. Nhiều người phải “ăn dầm nằm dề” mới có được một con xe Vespa Acma, hay ít ra cũng là Vespa Standard. Anh Quốc Cường ở phường 7, tuy mới tham gia vào “Hội những người chơi xe cổ” nhưng cũng đã cất công lùng sục được hai chiếc Standard và Super ấn tượng. Anh cho biết đã hỏi thăm và lùng vào các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, ra tận TP Đà Nẵng mới có được hai “con ong” này. Anh nói: Nhìn vẻ đẹp kiêu kỳ của những chiếc xe Vespa này là mình đã mê rồi. Có nhiều người nói xe nổ cứ như xe lam mà mê, thế nhưng nổ phành phạch như thế mới đúng là Vespa, còn êm quá như SH hay Scotter thì.... Tương tự, anh Quốc Dũng (huyện Tuy An) cũng lùng sục khắp nơi, bỏ ra không ít tiền để trở thành chủ nhân của hai chiếc Vespa “cũ kỹ”.
Ngoài thú mê xe cổ, quan trọng nhất là người đi Vespa phải biết “bệnh” của nó và tự sửa khi có sự cố. Vespa chết máy là nỗi khiếp sợ đối với những chủ nhân của nó. Phong cho biết, nếu trong túi không có 50.000 đồng thì anh không dám cỡi “con” A.C.M.A đi ra đường. Vì biết đâu, xe đổ bệnh, banh lốp, đứt dây col..thì sẽ không đủ tiền để thay phụ tùng. Còn Khàn cho hay: “Mỗi lần cỡi xe ra đường là tôi phải mang theo điện thoại di động. Nếu lỡ xe “đổ bệnh” giữa đường thì cầu cứu bạn bè”.
Một vấn đề nan giải đối với những “tín đồ” của dòng xe Vespa cổ chính là phụ tùng của xe. Anh Nhất cho biết: Mua chiếc xe không bao nhiêu tiền, nhưng nếu lỡ có chuyện gì phải thay phụ tùng thì giá của nó đắt gấp chục lần. Mà tìm phụ tùng để thay thế cũng không phải dễ. Có khi phải vào Sài Gòn hoặc ra Đà Nẵng mới có. “Tôi mua chiếc xe chưa đầy một tháng, đang chạy ngon trớn trên đường, đột nhiên nó “đổ bệnh”. Tiền “trị bệnh” gấp đôi số tiền tôi mua nó về “- Anh Lâm cho biết.
Thỉnh thoảng, “Hội những người chơi xe Vespa” ở Phú Yên lại gặp nhau tại quán cà phê trên đường Lê Trung Kiên (cạnh nhà thờ TP Tuy Hoà) để nói chuyện về những “con ong” với nhau. Họ trao đổi về những “chứng bệnh” quen thuộc của Vespa để khi gặp mà biết đường sửa . Đó cũng điều thú vị.
KIM CHI