Tháng 3/1969, tôi đi từ chiến khu Tây Ninh ra, về đến B3 thì B3 mời tôi đi trại an dưỡng một thời gian rồi mới xuống Khu ủy Khu 5. Sau khi an dưỡng được một tháng, tôi đi xuống. Về đến Khu ủy, đồng chí Võ Chí Công, Bí thư Khu ủy nhận được kế hoạch là cuối tháng 6/1969, ở miền Nam sẽ tổ chức đại hội quốc dân thành lập chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong khi tiến hành đại hội cần có đại diện các dân tộc Tây Nguyên vào dự. Khu ủy Khu 5 cử cụ Y Bi-A-Lê-Ô, làm trưởng đoàn. Đồng chí Bùi San muốn tôi vào hoạt động bí mật tại thị xã Plei-ku, nên cơ quan cử ông Ái sẵn ra Bắc chữa bệnh cùng đi với cụ. Nhưng đồng chí Võ Chí Công nói cụ Y Bi ra ngoài là không phải để học tập, an dưỡng, lần này đi công tác cần phải có người giúp việc, nên Khu ủy quyết định gọi tôi đi với cụ. Đúng ra đoàn chúng tôi phải đi theo đường hành lang từ Khu 5 vào Tây Ninh, song sợ rằng con đường đó không an toàn, trên đường đi gặp giặc càn phải mất cả tháng, đoàn sẽ không kịp dự đại hội, nên Khu ủy quyết định cho đoàn của cụ đi theo hành lang ra Bắc, ra ngoài đó Trung ương sẽ giải quyết cho cụ đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với các đại biểu dân tộc thiểu số về thăm Hà Nội ngày
* *
*
Trước khi cử đoàn cụ Y Bi-A-Lê-Ô, Khu ủy Khu 5 có thông báo cho các trạm giao liên đưa đoàn đi khẩn trương và an toàn. Những cung đường khó phải khiêng cụ vượt qua. Gọi là đoàn chứ thực ra chỉ có cụ và tôi, là thư ký riêng của cụ. Có đoạn đường phải đi đêm để vượt qua trọng điểm máy bay của địch hay đánh phá. Đêm hôm đó, cụ bước đi rất khó khăn, tuy trong tay có cầm một cái đèn pin được che, chỉ đủ soi dưới chân. Đi được một đoạn, anh em giao liên đòi khiêng cụ.
- Cụ ạ, cung đường này chúng cháu quen lối rồi, mà đi cũng còn vấp ngã. Để cụ ra và kịp hội nghị, chúng cháu khiêng cụ vượt qua cung này.
Cụ Y Bi nói bằng tiếng Êđê, tôi dịch lại: “Tôi biết các cháu thương tôi già và nhận trách nhiệm của trạm - là một điều tốt. Tôi biết các cháu tốt bụng đấy, nhưng tôi nghĩ trong đêm hôm thế này, có sự việc sẽ xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta, lỡ các cháu trượt chân một cái rồi ngã xuống tôi sẽ là người bị đau. Có khi bị nặng không đi được phải nằm lại ở một trạm nào đó thêm vài ngày nữa. Các cháu cứ để tôi tự đi dù có chậm một chút mà an toàn là tốt nhất”.
Nói rồi cụ bật đèn pin và tiếp tục bước đi. Hai bên cụ có hai anh giao liên đi kèm. Các cung đường Tây Nguyên, anh em giao liên và dân công sửa soạn dễ đi. Những suối nhỏ đã có cầu bắc qua. Nhưng có cung đường rất khó đi, có con suối lớn, không thể bắc cầu ở chỗ trống được, anh em giao liên bắc cầu mây cứ toòng teng như tổ chim ròng rọc, một người đi không nói gì, nhiều người đi qua một lúc thì chao ôi cái cầu nó đung đưa nghiêng ngả, không cẩn thận cũng dễ rớt xuống dòng suối. Cầu mây được anh em làm ở những dòng suối có nhiều cành cây hai bên trải giáp nhau, dù máy bay địch có rà cũng không tài nào phát hiện được. Có những chiếc cầu rất nhỏ, mỗi lần đi qua chỉ có năm ba người.
Những cung đường dẫn khách từ ngoài Bắc vào và trong
Hôm đó, đoàn công tác do ông cụ Y Bi làm trưởng đoàn, đến chỗ con suối này. Nước đang chảy xiết, thấy đã hoa mắt rồi, còn chiếc cầu dài thườn thượt thì không có cây vịn. Đến đó anh em giao liên cho đoàn nghỉ một lúc, lấy lại bình tĩnh để vượt qua chiếc cầu. Trước khi đoàn đi qua, anh giao liên thao tác trước, có người đi bình thường như đi trên đất, có anh chạy một lèo vượt qua cây cầu. Việc các anh giao liên đi lại dễ dàng cũng làm cho đoàn yên tâm một phần. Theo sự hướng dẫn của giao liên, chúng tôi đã đi qua cầu an toàn. Chúng tôi nghỉ một lát để lấy sức đi tiếp. Trong lúc nghỉ, cụ Y Bi nói: Chuyện đánh giặc, giải phóng miền
* *
*
Đến trạm phía tây Vĩnh Linh đã có chiếc xe com - măng - ca của Ủy ban Thống nhất ra đón. Ra đến Hà Nội, Ủy ban Thống nhất cho cụ Y Bi và tôi vào Bệnh viện Việt - Xô để kiểm tra sức khỏe. Chúng tôi nghỉ tại 103 Quán Thánh - Hà Nội. Buổi sáng thượng tuần tháng 6/1969, có một chiếc xe Vôn- ga đậu trước nhà, có một người cán bộ lên mời cụ và tôi, bảo là đi công tác. Xe đi hết đường Quán Thánh thì rẽ vào Phủ Chủ tịch. Xe đậu trước nhà, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra mời vào phòng làm việc của ông. Cụ Y Bi và tôi đang ngồi nghe Thủ tướng tiếp chuyện, thì một lát sau tôi bỗng nhìn thấy Bác Hồ vào. Thủ tướng nói:
- Bác Hồ đến thăm cụ đấy!
Cụ Y Bi đứng lên quay người lại và đưa hai tay bắt tay Bác Hồ. Tôi chưa kịp quay lại thì Bác đưa tay ra trước bắt tay tôi. Tôi giữ bàn tay của Bác khá lâu. Sau đó Bác Hồ ngồi cạnh Thủ tướng Phạm Văn Đồng, hỏi thăm sức khỏe của cụ Y Bi, hỏi thăm cuộc đấu tranh chống Mỹ - ngụy của đồng bào Tây Nguyên. Bác còn hỏi đồng bào có nuôi nhiều gà không, gà có lớn nhanh không?
Cụ Y Bi hiểu ngay. Năm 1961, cụ tham quan miền Bắc, được gặp Bác. Bác nói chuyện nuôi gà - tức chuyện đào tạo cán bộ tại chỗ. Cụ trả lời:
- Thưa Bác, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên nuôi nhiều “gà”, “gà” tốt, lớn nhanh… Hiện nay không những chúng tôi có “con gà” tại chỗ mà còn có cả con cháu ngoài Bắc vào. Đoàn kết tốt, chiến đấu tốt.
Bác hỏi:
- Thế bây giờ cụ định trở vào
- Thưa Bác, ở trong miền
Bác Hồ nói:
- Ra đây rồi, cụ già rồi, ở ngoài này tốt hơn. Cụ sẽ phát biểu trên đài, viết trên báo, nói cho mọi người biết Mỹ là kẻ xâm lược, ngụy quyền là kẻ tay sai. Nói cho nam, nữ thanh niên, nông dân đồng bào đoàn kết tốt, nhất định đấu tranh thắng to.
- Vì trong ấy nói phải có đại diện các dân tộc đến dự thì mới tốt, Bác ạ - Thủ tướng nói.
- Thế thì Thủ tướng phải lo chuyên cơ cho cụ đi, nhưng không được ở lâu trong ấy, làm việc xong rồi ra ngoài này ngay.
Trong lúc học tập, công tác tại Hà Nội, tôi may mắn được gặp Bác Hồ nhiều lần, thấy Bác từ xa đến gần. Lần này, tôi được gặp Bác, bắt tay Bác. Tôi vô cùng cảm động trước tấm lòng, tình cảm của Bác đối với người già. Bác thông cảm với sức khỏe người già, thương quý người già nên cặn dặn: “Làm xong việc rồi ra ngoài này ngay” - về nơi có đầy đủ điều kiện để dưỡng sức khỏe, sống lâu hơn.
Cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ, giành độc lập, thống nhất đất nước là nhiệm vụ chung của các cộng đồng dân tộc Việt
Nhà văn Y ĐIÊNG