Biết viết gì đây khi lòng tôi vẫn cứ luôn nhung nhớ, dù chỉ mới xa
Mùa thu vàng
MÙA THU VÀNG
Vừa tranh thủ mấy ngày nghỉ cuối tuần vọt lên Saint với vài bạn đồng hương ở
Mùa thu Saint đẹp! Cái đẹp khác hẳn mùa thu
Cố đô Leningrat trữ tình, kiêu hãnh! Lê gót lang thang những ngày đầu tháng mười, mùa thu tràn khắp nơi: trong vườn Puskin ở TP Puskin nhỏ nhắn, êm đềm; trong khuôn viên cung điện Mùa Hè, nơi có con kênh dẫn dọc ra bờ vịnh; trong cái se lạnh run người trên chuyến tàu đêm đưa đoàn lữ khách dạo quanh khu vực ngã ba sông - nơi gặp nhau của hai dòng Nhêva lớn, bé và trong cả... đôi mắt những người đang yêu nhau. Nhận ra rằng những đôi tình nhân ở Saint (và đến Saint) sao hôn nhau nhiều quá! Họ hôn nhau dưới lá vàng, bên bờ nước hồ thu, giữa lối đi qua cầu và trong cả những hàng người nối dài xếp hàng khắp các cửa hiệu Mc Donalds đầy trong thành phố. Nụ hôn giữa mùa thu đẹp nhất khi đến với những người đang yêu nhau, dù vẫn còn đó nụ hôn nồng người cha binh sĩ đặt vào trán con gái yêu trên ghế đá công viên lộng gió; nụ hôn vào má người mẹ của em bé da vàng trên đại lộ Nhevski hào nhoáng xa hoa; nụ hôn vào trang sách Thánh Kinh của những con chiên ngoan đạo trong lễ nguyện cầu dưới mái vòm thiêng của nhà thờ thánh Kazan cổ kính.
ĐI THUYỀN TRÊN SÔNG NHÊVA
Ấn tượng nhất trong chuyến đến Saint mùa thu này của chúng tôi là đi thuyền trên sông Nhêva. Giống như
Chúng tôi rảo bước bên bờ Nhêva lúc trời đã nhá nhem tối. Thành phố đã lên đèn, ngã ba sông sáng rực như những vũ hội xa xỉ của một đế chế đã điêu tàn. Sóng ở mặt sông vỗ nhẹ nhàng trên bãi bến, xô đẩy những chiếc thuyền trắng cầm cập va nhau. Năm người chúng tôi leo lên một chiếc thuyền đậu cách cung điện Mùa Đông chỉ vài chục thước. Gió thu đêm phả lạnh lùng trên những mái tóc Á châu. Rồi khách cũng lục đục lên tàu, một đôi vợ chồng trẻ đến từ Kurxan (dưới cả
Tàu đưa chúng tôi đi trên ngã ba sông Nhêva, nơi hội tụ của hai dòng Nhêva lớn, bé thanh bình để hòa hợp thành dòng Nhêva chung uốn lượn trong thành phố. Đầu tiên, tàu xuyên qua các cây cầu Dvorsovuoi, Blagoveshenski của nhánh Nhêva lớn, nơi hai bên bờ có thể trông thấy Bộ tư lệnh Hải quân, nhà thờ Thánh Isaac, tượng đài Kỵ sĩ đồng trên quảng trường “Người tháng Chạp” nơi mạn trái; Viện Khoa học, Viện Nghệ thuật nơi mạn phải. Phía sau là cầu Dvorsovuoi và Bộ Tư lệnh Hải quân được xây dựng vào năm 1806 - 1823, theo thiết kế của kiến trúc sư Andreyan Zakharov.
Tàu vòng trở lại ngã ba sông, nơi có hai cột biểu tượng mũi tàu nằm trên quảng trường Birzhevaya của đảo Vaxileo. Ngay tại ngã ba sông, người ta xây dựng một đài phun nước ngoài trời lớn nhất châu Âu (theo lời của chủ tàu “kiêm MC”), làm việc 24/24. Ban đêm, đài phun được phối hợp với đèn màu và âm nhạc tạo thành một sân khấu biểu diễn nhạc nước ngoài trời thu hút rất đông du khách. Từ ngã ba sông Nhêva có thể quan sát hết những công trình quan trọng nhất thành phố. Phía sau là cung điện Mùa Đông nhìn từ boong tàu.
Tàu tiếp tục men theo eo biển Kronverski, xuyên hai cây cầu đi bộ nối với một hòn đào nhỏ, trên đặt pháo đài Petropavlovskaya (bên trong có nhà thờ thánh Peter và Paulo cao nhất
Tại dòng Nhêva chung, qua khỏi cầu Troiski, tàu đưa chúng tôi ngang qua chiến hạm Rạng Đông lịch sử, được neo đậu cố định trên sông Nhêva, phía trước một chi nhánh bảo tàng Hàng Hải. Tàu được đóng vào năm 1897 - 1903, đã tham gia nhiều trận đánh với những chiến công oanh liệt và được neo giữ, trở thành di tích lịch sử cố định từ năm 1946 đến nay. Đúng 9g45 đêm
ĐẾN NHỮNG NƠI... KHÔNG THỂ KHÔNG ĐẾN
Tại Saint Petersburg, chúng tôi còn đi thăm hàng loạt danh thắng nổi tiếng như Công viên Chiến Thắng - một công viên khá nhỏ nhắn, lãng mạn, nằm trên đại lộ Moskovski. Chỉ là một công viên nhỏ thôi nhưng đã để lại cho chúng tôi ấn tượng ban đầu rất dễ chịu về mùa thu Saint Petersburg, với những hàng cây lá vàng soi bóng xuống mặt nước hồ thu. Trên các lối đi nhỏ ấy, người ta thường đi dạo, nhặt lá rơi, cho bồ câu ăn, đọc sách hoặc ngồi trầm ngâm suy nghĩ trên hàng ghế phủ lơ phơ lá vàng.
Trong vườn Puskin - Ảnh: N.SƠN
Chúng tôi cũng đến thăm vườn Puskin ở TP Puskin, cách
Đập vào mắt chúng tôi ngay từ khu vực bên ngoài tường rào vườn Puskin là màu vàng rực của hàng phong đổ dài trên một con dốc nhỏ men theo một con rạch duyên dáng vương lá mùa thu kế bờ rào. Mùa thu Nga thật sự là mùa của thi ca, của tình yêu và hẹn ước. Họa sĩ Isaac Levitan dùng hội họa cống hiến cho nhân loại bức “Mùa thu vàng” bất tử. Nghệ thuật múa balê Nga cũng vừa dựng vở “Mùa thu vàng” đang công chiếu rộng rãi khắp
Chúng tôi cũng lần lượt đi thăm Nhà thờ thánh Kazan, Nhà thờ thánh Isaac, Nhà thờ Ngày thứ bảy đẫm máu – Xpaxna krovi, Tượng đài kỵ sĩ đồng – Pie Đại Đế (quảng trường lịch sử “Người tháng Chạp”), Cung điện Mùa Đông – Bảo tàng Hermitage, Cung điện Mùa Hè – Peterhof và vịnh Phần Lan...
NGUYỄN NGỌC SƠN