Thứ Tư, 02/10/2024 21:18 CH
Gặp lại cháu bé chào đời trong “bão táp”
Thứ Tư, 17/12/2008 19:00 CH

Cách đây gn 13 năm, tháng 1/1996, nhiu báo đài đã phn ánh mt s vic làm rúng động dư lun xy ra ti huyn Đồng Xuân. Mt người chng trong cơn thúc bách đã cm dao thái rau... x dc bng v mình khi ch trong cơn đau đẻ. Anh đã cu được đứa con, nhưng người v tr đã ra đi vĩnh vin. Chúng tôi va tìm gp li cháu bé đó...

 

CHUYN CŨ CHƯA NGUÔI...

 

xuyen3-081217.jpg

Gia đình hạnh phúc của bé Xuyến hôm nay.

Đường về huyện Đồng Xuân sau những cơn lũ lụt nặng nề 2008 gập ghềnh vô kể. May, sau hơn 40 cây số từ TP Tuy Hòa, chúng tôi chui qua chân cầu đường sắt La Hai khi nước lũ tại đây vừa rút. Hỏi đường rồi lao xe máy, lại hỏi và chạy xe, cuối cùng chúng tôi rẽ vào thôn Long Hà (thị trấn La Hai) tìm được nhà ông Nguyễn Văn Mến, anh ruột của chị Nguyễn Thị Mủn (còn có tên là Hoa, Bống)-người mẹ xấu số trong cơn sinh nở ngày 8/1/1996.

 

Ông Mến kể, ngày đó, khi ông đang gom sắn lát thì có người hộc tốc báo tin: con Mủn đẻ, chồng mổ bụng, chết rồi! Lúc ông chạy đến nhà em gái, thì chị đã qua đời, trên người có một vết mổ dài dọc từ dưới ngực trở xuống, được may sơ sài bằng chỉ đen dùng để vá quần áo, như người ta may bao lúa! Bên cạnh là một bé gái sơ sinh còn bết máu, nằm chỏng chơ trên chiếc giường tre gần đó...

 

Khi chúng tôi lần đến ngôi nhà của vợ chồng chị Mủn ở xã Xuân Phước thì nơi đây đã thành một đám đất cây cối rập rạp. Hàng xóm kể lại: Vợ chồng Dưỡng có tất cả 3 con, sau “sự kiện” 8/1/1996, Dưỡng đã để đứa con gái vừa sinh cho người khác nuôi, rồi dắt díu hai con trai ăn xin một thời gian ở chợ La Hai, giờ thì ba cha con biệt tích nơi đâu không còn mấy người biết. Trước đây nơi này cũng không phải là đất của vợ chồng chị Mủn, mà là của bà Nguyễn Thị Hương (Sáu Hương, nay đã 72 tuổi) cho vợ chồng Dưỡng ở nhờ, hàng xóm góp tre lá dựng nhà. Bà Sáu Hương thuật lại bi cảnh của vợ chồng Mủn-Dưỡng: “Hai đứa quá nghèo, lấy nhau không hôn thú, thằng Dưỡng chất phác đến cù lần, khổ quá thành đần và hay uống rượu. Con Mủn chịu thương chịu khó chắt chiu cùng chồng làm thuê làm mướn nuôi con. Vợ chồng nó khổ cực, sống lay lất, hiền lành nên nhiều người thương. Đẻ đứa đầu còn có tiền kêu cô đỡ, đẻ đứa thứ hai thì thằng Dưỡng tự tay lo hết, vợ biểu gì làm nấy, nấu nước, kéo đứa con ra, chẻ cây mò o cắt rún con,… Vậy mà cũng xong, nó nói lại thì mọi người mới hay… vợ nó đẻ!”.

 

“Còn lúc sanh đứa gái thứ 3, gia cảnh vợ chồng nó đã kiệt cùng, cả hai cũng chẳng hề có ý nghĩ kêu cô mụ hay lên trạm xá xã vì không một xu dính túi, vì sợ phiền, vì “vợ tui đẻ… dễ ẹt à!”. Đến nỗi, lúc vợ nó đau đẻ kêu la, lối xóm tới, thằng Dưỡng còn nói: Bà con về đi, hổng sao đâu!

 

CÔ BÉ “BÃO TÁP” NGÀY ĐÓ, BÂY GI...

 

Cô bé đã được cha mổ bụng mẹ lấy ra đó tên là Trần Thị Mỹ Xuyến, hiện vẫn ở Đồng Xuân, trong một gia đình nghèo cách nơi em sinh ra chỉ vài trăm mét! Ra đón khách là một phụ nữ ngoài bốn mươi, dáng lam lũ nhưng khá cởi mở. Chị là Trần Thị Mau, mẹ nuôi của cháu Xuyến. Chị Mau cho biết Xuyến đang đi học ở trường gần nhà và nhờ chú bé bạn của Xuyến đến lớp xin cô cho về sớm để gặp khách phương xa. Không giấu giếm gì về “mạnh, yếu” của bản thân, chị Mau bộc bạch: “Hồi đó, tui có chồng nhưng miết mấy năm không có con nên ổng bỏ đi lấy vợ khác; thấy hoàn cảnh tang thương nhà chị Bống (một tên khác của chị Mủn-TG), tội nghiệp con bé quá, tui nhận về nuôi. Chăm bẳm từ lúc đỏ hỏn tới giờ, không ai nhắc lại thì tui cũng quên luôn chuyện nó là con nuôi”.

 

Vừa mới gặt lúa, gặp lúc mưa nên phải phơi ngay trên sàn phòng khách; bước qua những nhúm lúa lổn nhổn, chị chỉ tay lên tường, khoe ảnh chồng con: “Trời phù hộ mình nên sau khi nhận nuôi con Xuyến là tui có chồng khác đàng hoàng liền và đẻ một thằng con trai! Má tui và vợ chồng, con cái đùm bọc nuôi nhau. Tính tình con Xuyến rất dễ thương, hòa đồng, tình cảm với cha mẹ, bạn bè, em út…”.

 

xuyen-081217.jpg

Từ phải sang: Chị Mau, bé Xuyến, mẹ chị Mau và bà Sáu Hương.

 

Hồi tưởng lại chuyện 13 năm qua, chị Mau vẫn còn rưng rưng: “Khổ cực, thiếu hiểu biết quá mới dẫn tới thảm cảnh đó! Tui với con Bống là chị em hàng xóm nên tự nhiên thương thân phận con Xuyến quá, rồi nhận nuôi, vậy thôi. Con bé sanh trong hoàn cảnh ngặt nghèo nên yếu lắm; cha mẹ già của tui phải thay nhau ẵm nó để tui đi làm mướn kiếm tiền mua sữa, mua thuốc… Nó bệnh đau liên miên. Không hiểu sao từ nhỏ, mắt con Xuyến đã mờ dần, xem ti vi hay ăn cơm đều phải cúi sát vào. Thương con quá, nghe có đoàn bác sĩ nước ngoài tới Tuy Hòa khám mắt, dẫu chưa lần nào đi Tuy Hòa, tui cũng liều bồng nó vô, chen lấn xin khám và họ nói nó cận tới… 22 độ, rồi cho một lô kính. Cũng vì không có kính nên nó phải nghỉ học mất mấy năm, giờ mới lớp 3, chớ không thì đã lớp 6, lớp 7 rồi…”. Hỏi về sự trợ giúp của mọi người đối với Xuyến, chị Mau cho biết: “Hồi chị Mủn mới mất, cũng có nhiều người trợ giúp nhưng chủ yếu bên phía anh Dưỡng nhận; hàng xóm có cho bé Xuyến sữa, quần áo, bánh kẹo,… Riêng ông Giám đốc Công ty Minh Phụng ở TP Hồ Chí Minh có hứa bảo trợ con Xuyến mỗi tháng 500.000 đồng cho đến khi cháu vào đại học, nhưng mới gởi được 3 tháng thì nghe đâu công ty của ổng bị “đổ”, ổng đi tù… Nhà tui thiếu thốn tứ bề nhưng đã nhận con mình thì phải ráng sức làm mướn để lo nuôi nấng nên người, ai cho gì thì tui rất cảm ơn, có thêm cái áo-cuốn sách cho nó bằng chị bằng em…”.  

 

Xuyến xách cặp từ trường về, cô bé đeo kính dày cộp nhưng khá linh hoạt, người thấp đậm, khoẻ mạnh, áo quần sạch sẽ. Chị Mau nói: “Con Xuyến giống ba nó (anh Dưỡng-TG)”. Chúng tôi hỏi: “Đi học chậm mấy lớp, có mắc cỡ không?”. Xuyến hồn nhiên: “Lớp con cũng có mấy bạn học chậm nên đâu có gì, nhiều đứa còn cao hơn con. Bạn bè, thầy cô rất vui! Chỉ mệt là nhìn bảng rất khó, chủ yếu là con nghe rồi chép vào vở thôi…”. Bé Xuyến cho biết má Mau cũng đã nói rõ hoàn cảnh cha mẹ ruột, và “cũng tủi chớ, nhưng giờ có bà ngoại (mẹ chị Mau), ba má và em Nghĩa (con ruột chị Mau) rồi nên ít nghĩ chuyện tủi thân…”. Chúng tôi hỏi có gặp ba Dưỡng và hai anh không, Xuyến thưa: “Ba có tới gặp con một, hai lần rồi không thấy nữa, con không nhận ba đâu… Còn hai anh hôm trước chạy xe trên đường có gặp và vô quán mua cho con lốc sữa...”. Chị Xuyến nói: “Hai thằng anh cũng rất thương em; hồi tụi nó đi xin ở chợ La Hai, có ghé lại nói với con Xuyến “Em ơi, anh em mình về ở với nhau” nhưng con Xuyến không chịu. Hai thằng anh con Xuyến bây giờ xóm làng cũng chẳng biết lang bạt nơi đâu…” - chị Mau bùi ngùi.

 

Chúng tôi tìm đến Trường Tiểu học Xuân Phước số 2, nơi em Xuyến đang học lớp 3A, cô giáo chủ nhiệm Lương Thị Miên cho biết: Xuyến khá ngoan, chăm học dù mắt rất yếu, xếp cho em ngồi bàn đầu nhưng cũng phải hỗ trợ thêm thì em mới nắm bắt bài đầy đủ. Cô Miên còn cho hay: “Bởi biết hoàn cảnh thương tâm của Xuyến nên giáo viên trong trường đều quan tâm. Tuy nhiên, ở đây xa xôi khó khăn nên cũng không thể có điều kiện kiểm tra khám chữa mắt đến nơi đến chốn cho Xuyến. Trao đổi với gia đình thì cũng không rõ mắt Xuyến bị bệnh tật gì, kính đeo thì cũng lựa đại trong mấy cái hồi trước xin được. Rất mong ai đó quan tâm hỗ trợ cho em, chứ không thì chẳng biết thị lực của em diễn biến ra sao…”. 

 

Chúng tôi rời phố huyện La Hai khi hoàng hôn mùa đông vừa buông. Sương giăng giăng và từng cơn gió lành lạnh cứ làm mắt người như muốn nhòe trong ánh đèn thưa thớt hai bên đường. Câu chuyện bi thương xung quanh cặp vợ chồng cùng cực và cô bé Xuyến vẫn cứ đau đáu trong lòng...

 

HÙNG PHIÊN

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Ra biển ngày gió mùa
Thứ Tư, 10/12/2008 07:30 SA
Xé gió, vượt sóng cứu nạn trong đêm
Thứ Sáu, 05/12/2008 19:00 CH
Mười ngày ở Kanatawa
Thứ Tư, 03/12/2008 19:00 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek