Nạn phá rừng đốt than đang hoành hành ở nhiều khu vực thuộc rừng cấm đèo Cả. Trong khi người dân địa phương đã xem đốt than là việc kiếm sống hàng ngày thì các lực lượng chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để.
Vận chuyển than ra khỏi hầm lò. - Ảnh: MẠNH
ĐỐN RỪNG HẦM THAN
Đến thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân
Đi sâu vào cửa rừng, nhiều đoàn người hành nghề đốt than liên tục ra vào. Tôi lại gần làm quen với một người đàn ông mặc mỗi chiếc quần đùi đang ngồi đăm chiêu phả khói thuốc bên bờ suối. Ban đầu, người đàn ông nhìn tôi bằng ánh mắt ngờ vực. Tôi tự giới thiệu là cán bộ đi khảo sát nguồn nước. Vừa lúc đó, sáu người đàn ông lực lưỡng từ phía sau đi đến, ngồi bủa vây lấy tôi với những ánh mắt lườm lườm đầy cảnh giác. Một người đàn ông lăm lăm cây gậy trong tay. Tôi giả vờ rút ra một tấm bản đồ có vẽ các dòng suối đã thủ sẵn đưa ra nhìn. Lúc đó họ mới hết cảnh giác.
Nói chuyện vu vơ một lát, người đàn ông bên bờ suối cho biết tên ông là Nguyễn Văn B, ở thôn Hảo Sơn. Nhà ông B có bốn miệng ăn nhưng chỉ có 370 m2 ruộng lúa nên thiếu ăn quanh năm. Ông B nói rằng vào thời điểm nông nhàn như thế này, cả làng đi đốt than, chặt cây lấy gỗ. Thông thường cứ đưa được một gánh than ra khỏi rừng là kiếm được 120.000 đồng (60.000 đồng/ bao tải). “Trung bình mỗi ngày trên con đường này có gần 200 gánh than gánh đưa ra khỏi rừng”- ông B tiết lộ. Ông nói rằng nhiều người đốt hầm to, hầm than ngún khói cả tháng, mỗi lần lấy ra cả tấn than”.
Ở khu vực dốc Dài (người dân địa phương còn gọi là trụ điện 17), nơi giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa, người ta còn dùng máy cưa đổ hàng loạt cây to bằng thùng phuy ngã lớp lớp. Gần đây, khu vực rừng đầu nguồn đập Hàn cũng tan nát vì nạn đốt than.
Chỉ trong một lát, tôi lại nhìn thấy những nhóm người thản nhiên gánh than ra khỏi rừng. Ra đến quốc lộ, họ lại nối nhau công khai gánh than đi vào làng. Một phụ nữ địa phương nói: “Ở đây đốt than cả làng. Ngoài đốt than, đâu biết làm nghề ngỗng gì”. Người phụ nữ này cho biết ở đây có một đội ngũ vận chuyển than, gỗ khá chuyên nghiệp, người dân địa phương gọi là dân “chạy” than, “chạy” củi. Đội ngũ này nhận gỗ, than từ các đại lý rồi vận chuyển ra quốc lộ. Mỗi chuyến trót lọt, họ kiếm từ 15.000-20.000 đồng. Nếu bị bắt thì họ phải bỏ tiền túi ra bồi thường. Vì vậy họ vận chuyển gỗ, than rất tinh vi. Khi phát hiện kiểm lâm chốt chặn, họ dùng điện thoại di động thông báo cho nhau.
VÌ SAO KHÔNG NGĂN CHẶN ĐƯỢC?
Ông Nguyễn Bá Chơn, Trưởng thôn Hảo Sơn cho biết: “Chính quyền địa phương, Ban quản lý rừng cấm đèo Cả, Hạt kiểm lâm Đông Hòa đã phối hợp triển khai các chốt ngăn chặn nạn phá rừng đốt than. Tuy nhiên, người dân vẫn tìm đủ mọi cách để vào rừng. Ông Chơn cho biết thêm các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ khai thác, vận chuyển gỗ, than trái phép. Tuy nhiên, theo ông Chơn, đốt than đã trở thành việc kiếm sống chính của nhiều gia đình địa phương nên dù có bị bắt họ vẫn tiếp tục làm.
Trong khi đó, ông Trần Văn Ngãi, Phó chủ tịch UBND xã Hòa Xuân
Tôi đã hai lần tìm đến Ban quản lý rừng cấm Đèo Cả nhưng đều không gặp ông trưởng ban. Nhân viên bảo vệ cho biết ông trưởng ban đang đi học dài hạn. Giải thích việc chưa ngăn chặn được nạn phá rừng đốt than ở khu vực Dinh Bà, ông Ngô Trung Nghĩa, Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Đông Hòa, nói: “Vì xã không làm hết chức năng của mình mà chỉ chờ lực lượng kiểm lâm của hạt đi tuần tra mới phối hợp”. Cũng theo ông Nghĩa, muốn ngăn chặn triệt để nạn phá rừng thì chính quyền xã phải chủ động tuyên truyền, giáo dục vì đa phần người đốt than đều sinh sống ở địa phương, thậm chí chính quyền xã còn biết rõ danh sách từng người tham gia đốt rừng!
MẠNH HOÀI