Họa sĩ Chóe tự họa.
Vậy là đã 5 năm, họa sĩ Chóe rời xa cõi nhân gian đầy màu sắc. Thời gian càng lùi dần, khi mà vết bụi lãng quên không thể nào che khuất được tài năng đích thực, thì công chúng càng nhận diện chuẩn xác hơn đóng góp của cây bút hí họa Chóe với đời sống mỹ thuật Việt
Chóe qua đời rạng sáng ngày 12/3/2003 tại Bệnh viện Fairfax, bang Virginia, Mỹ. Tôi vẫn nhớ, tôi nhận được tin ấy từ một cuộc điện thoại trĩu nặng của nhà báo Chánh Trinh. Dù biết họa sĩ Chóe bị bệnh tiểu đường từ lâu và chuyến đi xa chữa chạy cũng hầu như không có hy vọng gì, nhưng tôi vẫn nghe nghẹn đắng. Sự thật, tôi được quen biết với họa sĩ Chóe nhờ có một giai đoạn làm việc chung với nhà báo Chánh Trinh. Mỗi buổi trưa ở quán cà phê của con gái nhà báo Chánh Trinh, hai ông như hai tiền bối rộng lượng còn tôi là một kẻ hậu sinh thiện chí. Chúng tôi vừa ăn cơm vừa trò chuyện, chủ yếu chỉ xoay quanh hai “món” báo chí và mỹ thuật. Và thú thật, dẫu đã ngồi đối diện với họa sĩ Chóe rất nhiều lần và cho đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể nào lý giải được tại sao người đàn ông tướng tá đạo mạo với chòm râu quai nón ấy lại có thể vung tay ra những bức hí họa sâu sắc và hóm hỉnh như vậy! Hình dong của Chóe và tác phẩm của Chóe như là hai vùng trời khác biệt, mà người nào muốn hiểu ông chỉ có cách khám phá từng chút!
Người yêu mến nhiều hay người yêu mến ít đều phải thừa nhận Chóe là một người tài hoa. Ông viết truyện, làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc… đều có dấu ấn riêng. Chẳng biết có phải may mắn không, tôi từng có lần được Chóe hát cho nghe liền tù tì hơn chục ca khúc bằng chính cái giọng khàn đục của ông, mà tôi còn nhắc tên được vài bài như Ngả lưng trên đồi, Soi bóng bên hồ, Vô tình mây bay, Bầu trời đáy giếng, Hoa hồng đầy gai… Với thơ thì khi cao hứng Chóe cũng đọc một lúc cả chùm, mà toàn là thơ ngắn, ví dụ bài Mùi môi vỏn vẹn bốn câu: “Môi em mùi son. Môi em mùi rượu. Giờ uống một mình. Ta pha rượu với son”. Dĩ nhiên, khi làm thơ, viết truyện hay sáng tác nhạc thì ông dùng tên thật Nguyễn Hải Chí. Còn vẽ tranh ông mới dùng nghệ danh Chóe đã gắn bó với ông từ năm 1969 trên nhật báo Sóng Thần.
Nếu lần giở lại lịch sử báo chí Sài Gòn thì trước năm 1975 đã có hai cây bút biếm nổi tiếng là Ngọc Dũng ký Tuýt và Đinh Hiển ký Hĩm, cho nên tôi dè chừng rằng, khi nhà văn Viên Linh đề nghị chàng họa sĩ quê gốc An Giang học vẽ ở trường làng Nguyễn Hải Chí lấy hiệu Chóe thì cũng chưa chắc dám tin đã đặt cột mốc cho một nhân vật lừng lẫy xuất hiện.
Sinh thời, Chóe luôn quan niệm cái nghề của ông là hí họa, chứ không phải biếm họa. Ông suy tư về hành trình cầm cọ mang lại niềm vui cho nhiều người: “Xin bạn hãy cùng tôi gọi con đường này là hí họa, vì hí họa là con đường rộng và lòng ta rộng theo… Trong hí họa cần cả nội dung lẫn hình thức. Không tạo được hình thức sẽ làm hỏng nội dung. Hình thức càng tốt, càng giảm được số chữ phải ghi trong tranh… Hí họa cần nhất là dễ nhìn, dễ phân biệt, tập trung làm nổi bật ý chính, tạo cho người xem chú ý ngay về sự khập khễnh của hình thức rồi mới dẫn dắt họ đến cái phi lý, cái lố bịch của nội dung”. Họa sĩ Chóe cũng có vẽ tranh sơn dầu, vẽ phong cảnh và vẽ chân dung, nhưng thành tựu cả đời ông vẫn là hí họa. Ông bảo rằng đó là “nghề cười” một cách chuyên nghiệp: “Tôi không cống hiến gì đâu. Tôi làm chưa bằng người làm vườn, người trồng rau. Lớn lên có một nghề và nghề ấy nuôi sống được mình là quá tốt rồi”. Riêng tôi, tôi nghĩ những bức hí họa còn giúp Chóe vượt qua những lận đận, những lao đao, những trắc ẩn trong số phận ông, như những dòng thơ ông viết: “Trót làm người vui tính. Khi gặp chuyện đau lòng. Ta không dám khóc. Bằng nước mắt”.
Nửa đầu thập niên 1990, những hí họa của Chóe chiếm lĩnh nhiều trang báo Việt
Ngày 18/1/2003, bác sĩ ở
5 năm rồi, kể từ ngày Chóe đi xa, tôi ngồi viết những dòng này trong bất chợt thảng thốt nhớ bài thơ ngắn của ông: “Em vứt đi ngọn lửa. Ta từ bỏ kiếp rơm. Để đời sau không còn là tro bụi”.
LÊ THIẾU NHƠN