Chủ Nhật, 06/10/2024 03:01 SA
Tương lai của ngân hàng thế giới
Thứ Bảy, 21/07/2007 06:44 SA

Sự ra đi của cựu Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Wolfowitz chưa phải là dấu chấm hết cho cơn sóng gió tại thể chế tài chính này. Những vấn đề thực sự ở WB còn sâu hơn nhiều và thú vị hơn nhiều.

 

0707201-Zoellick.jpg

Chủ tịch WB Robert Zoellick (Ảnh: tempsrecel.nouvelob)

Ông Wolfowitz từng là Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ và là một trong những đạo diễn đứng đằng sau cuộc xâm lược Iraq. Khi ông trở thành Chủ tịch WB, bạn gái ông - một nhân viên tên là  Shaha Riza - được hưởng mức lương cao hơn và giữ chức vụ cao trong Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông bị cáo buộc thiên vị bạn gái.

 

Mặc dù lập luận rằng chính WB đã đồng ý với những sắp xếp đó song ông Wolfowitz vẫn buộc phải từ chức. Sự ra đi của ông chưa đặt dấu chấm hết cho tình trạng lộn xộn tại ngân hàng này. Vấn đề thực sự ở WB còn sâu hơn nhiều. Những vấn đề đó bắt rễ trong quá khứ của WB. WB được thành lập để tái thiết châu Âu bị tàn phá sau chiến tranh. Ý tưởng là tạo ra một ngân hàng có khả năng tự hạch toán. Ngân hàng sẽ huy động tiền trong các thị trường vốn bằng cách bán trái phiếu và cho các quốc gia nghèo vay số tiền thu được. Một người Mỹ được bổ nhiệm làm chủ tịch WB để đảm bảo với Wall Street - thị trường vốn duy nhất trên thế giới vào thời điểm đó. Cho tới nay, Chính phủ Mỹ là cổ đông lớn nhất trong ngân hàng và vẫn giữ quyền bổ nhiệm lãnh đạo WB.

 

Ngày nay, có nhiều thị trường vốn năng động khác trên khắp thế giới, ngoài Wall Street. Nhiều người nói rằng đã tới lúc nới rộng tấm lưới - chọn một chủ tịch không phải là người Mỹ. Vị chủ tịch đó có lẽ tới từ một nước đang phát triển từng vay tiền của WB. Ông John Bolton, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ rất hăm hở trong cuộc chiến đó. ’’Tuyệt. Các ngài có thể tìm người gánh vác số tiền đóng góp của chúng tôi. Cá nhân tôi muốn tư nhân hoá WB. Tôi cho rằng khi các nước như Ấn Độ và Trung Quốc đã thực sự tiếp cận được với các thị trường tài chính quốc tế về mặt thương mại, chúng ta không cần WB tồn tại thêm nữa’’.

 

Tuy nhiên, các quốc gia đến với WB không chỉ để vay tiền mà còn vì những kinh nghiệm mà ngân hàng này mang lại, chẳng hạn như tư nhân hoá và tái cơ cấu xã hội. Các nhà phê bình cho rằng sự tập trung hoá nhân viên WB là một vấn đề nữa: 2/3 nhân viên chính thức của WB vẫn làm việc tại trụ sở ở Washignton. Và chính các nhân viên WB đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch lật đổ ông Wolfowitz. Khi ông trở thành chủ tịch, một trong những mục tiêu then chốt của ông là chống tham nhũng. Alison Cave, Chủ tịch Hội nhân viên WB, nói rằng hành vi cá nhân của ông ảnh hưởng không tốt tới công việc họ đang tiến hành trong nội bộ WB.

 

Các nhà chỉ trích cho rằng Chủ tịch WB nên chịu trách nhiệm trước các chính phủ trên thế giới, chứ không phải là Hội nhân viên WB. Họ coi đó là một ví dụ nữa về sự khủng hoảng quản lý trong tổ chức này, cho rằng đã tới lúc chấm dứt sự tồn tại của WB.

 

Chủ tịch mới của WB, Robert Zoellick, thừa nhận những vấn đề WB đang đối mặt là sâu sắc song chống lại việc tư nhân hoá WB. Theo ông, chừng nào còn có các quốc gia chưa tiếp cận được nguồn vốn tư nhân của phương Tây, WB vẫn tiếp tục có vai trò quan trọng trong thế kỷ 21.

 

(Theo VNN)

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek