Bây giờ thì tên tuổi của cha con ông Phạm Hồng Bình - Phạm Hồng Bảo đã được nhiều người biết đến, khi mặt hàng mỹ nghệ từ gáo dừa mang thương hiệu Bình SVC đã có mặt khắp nước ta và hàng chục nước trên thế giới. Đến giờ, nhiều người vẫn còn khó hiểu trước những việc làm “khác người” của cha con ông Bình SVC. Tuy nhiên, doanh nghiệp “tay trắng” ngày nào giờ đã có hàng trăm công nhân, thực hiện cùng lúc hàng chục đơn đặt hàng lớn. Doanh nghiệp này hiện đang sở hữu kỷ lục Chiếc bình lớn nhất Việt Nam mang tên “Huyền sử đời Hùng” đặt tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam (TP Hồ Chí Minh) và vừa qua lại tiếp tục công bố Chiếc đèn bàn lớn nhất Việt Nam mang tên “Nguồn sáng Việt”. Chỉ trong vòng 3 năm, Doanh nghiệp Mỹ nghệ Bình SVC đã lập nên kỳ tích bằng những tác phẩm giàu chất văn hóa.
CHA CON “TÂM ĐẦU Ý HỢP”
Cha con ông Bình SVC bên chiếc bình kỷ lục “Huyền sử đời Hùng”
Phạm Hồng Bình tóc dài quá vai, dáng dấp gầy gò nên được bạn bè gọi vui là “khô đét thiền sư”, năm nay 55 tuổi. Ông đã có nhiều năm “lên rừng xuống biển” với nghề đào, trồng, “uốn ép” cây kiểng và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Sinh vật cảnh đầu tiên của tỉnh (bây giờ là Hội Sinh vật cảnh Phú Yên). 40 tuổi, ông nghỉ làm Nhà nước, về nhà mở phòng tối và đi chụp ảnh dạo. Nghề này đã giúp ông cùng vợ nuôi con khôn lớn và cất được một ngôi nhà nho nhỏ tại 63 Lê Lợi, TP Tuy Hòa. Mỗi buổi sáng, ông thức dậy từ lúc 3 giờ ngồi lặng lẽ đến 5 giờ, mở nhạc liu riu để khỏi ảnh hưởng giấc ngủ cả nhà, rồi đọc sách, học ngoại ngữ, suy xét lại công việc, nghĩ đến việc “làm những gì chưa ai làm, bán những gì chưa ai bán”... Giữa năm 2002, sau nhiều ngày tính toán, ông quyết định dốc túi gia đình và vay mượn thêm của bạn bè để mở doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng mỹ nghệ từ gáo dừa. Từ xưởng sản xuất đến cửa hàng chỉ gói gọn trong 2 tầng nhà chưa đầy 50 mét vuông. Ông là chủ doanh nghiệp, con trai là Giám đốc điều hành, con gái là kế toán, vợ là thủ quỹ, tất cả đều kiêm nhiệm… công nhân!
Phạm Hồng Bảo năm nay tròn 30 tuổi, cao 1m75, đẹp trai, tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Nha Trang, thành viên sáng lập Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Phú Yên. Hơn 3 năm làm Giám đốc điều hành Doanh nghiệp Mỹ nghệ Bình SVC, Bảo trông đã rắn rỏi hơn nhiều. Anh trở thành cánh tay đắc lực của cha từ việc tạo mẫu sản phẩm, quán xuyến tất cả các công đoạn sản xuất và nhất là cùng cha chèo chống trước biết bao khó khăn của một doanh nghiệp ít vốn để làm nên những “tiếng vang”, tạo dựng một thương hiệu.
CHIẾC BÌNH HOA VÀ ĐÈN BÀN… KHỔNG LỒ!
Tháng 10-2003, Doanh nghiệp Bình SVC bắt tay thực hiện chiếc bình hoa “Huyền sử đời Hùng”. Đến tháng 2-2005, tác phẩm này được công nhận là chiếc bình lớn nhất Việt Nam (cao 3,62 m, đường kính 2,55 m, nặng 623 kg, ghép từ hơn 200.000 mẩu gáo dừa 1,5x1,5 cm). Cuối năm 2005, trong cuộc vận động “Vì người nghèo Phú Yên” tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Cheng, một doanh nhân Đài Loan đã mua chiếc bình kỷ lục này với giá 500 triệu đồng, sau đó tặng cho UBND TP Hồ Chí Minh và chính quyền thành phố quyết định đặt tác phẩm này ở Bảo tàng lịch sử Việt Nam.
Ông Phan Đình Phùng, Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Phú Yên, nhận xét: “Trong điều kiện vốn ít, còn gặp nhiều khó khăn mà Doanh nghiệp Bình SVC đã làm được những điều kỳ diệu. Tạo kỷ lục để quảng bá thương hiệu là chuyện không mới trên thế giới, vấn đề đáng nói là sự dám làm của một doanh nghiệp nhỏ vì ngành thủ công mỹ nghệ, với những kỷ lục, những sản phẩm mang chất văn hoá rất cao. Những sáng tạo đột phá của doanh nghiệp này đã góp phần quảng bá hữu hiệu hình ảnh quê hương đất nước và nhất là thể hiện sự sáng tạo, khéo léo của người Phú Yên, người Việt Nam…”.
Ngày
“Nguồn sáng Việt” làm bằng chất liệu vỏ gáo dừa, chiều cao 6,2 m, đường kính 3 m, nặng 1 tấn. Thân đèn là chiếc bình có chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ. Chao đèn khắc hoạ các danh thắng chợ Bến Thành (TP Hồ Chí Minh), cầu Chùa (Hội An, Quảng
Để có 500.000 miếng gáo dừa kích cỡ 1,5x1,5 cm đúng quy cách, các nghệ nhân đã phải tỉ mẩn chọn lọc từ 15 tấn vỏ dừa thô, sau đó cưa, mài bóng, dán ghép theo thiết kế, sắp xếp tuỳ theo độ già của dừa để tạo hoa văn màu trắng-vàng nhạt-nâu-nâu đen. Bởi kích cỡ chiếc đèn bàn quá lớn nên các nghệ nhân phải đắp khuôn xi măng để chế tác từng phần rồi ghép lại với nhau; phần thân và chao đèn được chế tác riêng, phải huy động trên 50 nhân công đưa ra khỏi xưởng, sau đó dùng xe cẩu nâng chao đèn kết nối với thân đèn. “Nguồn sáng Việt” đã được công nhận là chiếc đàn bàn lớn nhất Việt
Đầu tháng 9-2006, Bình SVC đưa tôi xem bản thiết kế và hồ sơ đăng ký kỷ lục thứ 3 Tập thơ ghép bằng gáo dừa lớn nhất Việt Nam (cao 5 m, rộng 2 m, gồm 5 trang, chi phí 50 triệu đồng/trang), trong đó khắc họa tác phẩm của những bạn thơ tâm đắc người Phú Yên. Bình SVC trầm ngâm: “Thôi, nhứt quá tam, đây sẽ là kỷ lục cuối cùng của tui, nhằm tôn vinh những tài thơ gần gũi với tui. Làm “đồ to” mệt lắm…!”
ĐỨC TUẤN