Thượng tọa Thích Huệ Đăng được cả nước biết đến là người xây dựng thành công thương hiệu địa lan Đà Lạt, đưa địa lan Việt
Thượng tọa Thích Huệ Đăng trong phòng nuôi cấy mô sâm Ngọc Linh của Công ty hoa lan Thanh Quang - Ảnh: T.HƯNG |
Sâm Ngọc Linh, loài cây biệt dược mà từ bao đời nay, người Xê Đăng ở tỉnh Kon Tum quen gọi là cây “Cỏ Giấu” bí truyền. Cùng với sâm Triều Tiên, Trung Quốc và 2 loài của Mỹ, đây chính là một trong 5 loài sâm quý được thế giới công nhận. Năm 1973, bí mật của loài sâm này được giải mã: Ở độ cao 1.800m so với mặt biển, người ta xác định núi Ngọc Linh là quê hương của cây sâm mới, đặc biệt quý hiếm, có thể chưa từng xuất hiện tại bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Từ đó đến nay, không biết bao nhiêu đoàn người đã không ngại rừng thiêng nước độc, để tận thu loài dược liệu quý giá này.
TỪ TÂM NGUYỆN CỦA VỊ SƯ GIÀ...
Năm 2008, có một vị sư già, tuổi đã ngoài 70, băng rừng, lội suối nhiều giờ liền, để đến tận nơi sinh sống của loài sâm quý dưới chân núi Ngọc Linh. Nhưng khác với những đoàn người đi tận thu loài sâm quý này, ông đến đây với một quyết tâm cháy bỏng: mong muốn nhân giống thành công sâm Ngọc Linh để nhiều người có cơ hội được chữa bệnh, có thể thoát nghèo từ loại cây trồng này. Cho dù mong muốn ấy có lúc tưởng chừng không thực hiện được, bởi suối sâu, đèo cao, đường đi vô cùng gian nan như luôn thử sức với vị sư già… Sau khi nghiên cứu về hình thái, sinh thái, quần thể, quần lạc, phân bố, khả năng di cư và việc phát tán, ông mang về 10 cây giống để bắt đầu thực hiện ước nguyện của mình.
Tục danh ông là Nguyễn Văn Sáu, SN 1940, tại TP Hồ Chí Minh, pháp hiệu Thanh Quang, pháp danh Huệ Đăng. 9 tuổi, ông mồ côi mẹ, 12 tuổi mồ côi cha, tuổi thơ đã trải qua những ngày tháng cơ cực, thiếu vòng tay ấm áp của mẹ và sự chở che của người cha. Nhưng dường như bù lại những thiệt thòi đó, ông sớm có được cơ duyên với nhà Phật mà không phải người xuất gia nào cũng hạnh ngộ. Trước năm 1975, ông tu tại gia. Năm 1976, ông xuất gia với Hòa thượng Thích Huệ Thành tại chùa Long Thiền Đồng Nai. Năm 1978, ông thọ giới Sadi về núi Cấm ở Châu Đốc, An Giang. Năm 1980, ông xuống núi tìm thầy học đạo. Năm1984 ông thọ giới Tỳ kheo, rồi lại lên núi La Bá, Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, tu tập 3 năm liền. Năm 1987, ông lên Đà Lạt. Năm 1994, ông tham dự khóa giảng sư Hoằng pháp của hòa thượng Thiện Hoa, tốt nghiệp năm 1997. Năm 1999, ông du học sang Ấn Độ, dự khóa đào tạo Săn rít, rồi trở thành giảng sư Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt
Trong suốt quá trình hoằng pháp đó, không phải trông chờ vào sự lo liệu của người khác mà ông hoàn toàn tự lo cho chính mình. Từ năm 1992, ông đã mua miếng đất sình lầy gần bến xe Đà Lạt để cải tạo thành khuôn viên rộng hơn 5.000m2 để trồng hồng môn, rồi trồng lan. Lấy ngắn nuôi dài, nuôi đệ tử và lo liệu cho con đường tu tập, hoằng pháp của mình. Nhiều người hẳn không thể nào quên vị sư già cùng mấy đệ tử xuân nào cũng chở lan từ Đà Lạt về TP Hồ Chí Minh để góp xuân cho mọi nhà và lo liệu cho chính mình. Đến khi triển khai dự án 5ha trồng và giới thiệu địa lan Việt
... ĐẾN TRIỂN VỌNG CỦA SÂM NGỌC LINH
Với 10 cây giống mang về từ núi Ngọc Linh, sau 2 năm nghiên cứu trong và ngoài nước, rồi đầu tư xây dựng cơ sở nhân giống vô tính, thượng tọa Thích Huệ Đăng đã thành công với sự ra đời của hàng ngàn cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng ở Đà Lạt, Lâm Đồng.
Khách đến tham quan vườn sâm Ngọc Linh tại Tuyền Lâm (TP Đà Lạt). - Ảnh: T.HƯNG
Đến Thung lũng hoa lan, dưới mái chùa Thanh Quang, bên cạnh hằng hà sa số các loại hồng môn, địa lan… khách thập phương còn hết sức ngỡ ngàng khi được tận mắt chứng kiến một trung tâm nghiên cứu, nuôi cấy sâm Ngọc Linh bằng phương pháp vô tính chẳng khác nào một trung tâm sinh học hiện đại với đầy đủ quy trình khép kín.
Dưới trướng chỉ huy của vị sư già, các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực sinh học ở Tây Nguyên, những cộng sự là đệ tử của sư thầy ngày đêm lao động miệt mài bằng cái tâm của chính mình. Điều này cũng góp phần lý giải vì sao dự án nhân giống vô tính sâm Ngọc Linh của Công ty hoa lan Thanh Quang lại thành công ngoài mong đợi một cách ngoạn mục như thế.
Đến nay có thể khẳng định cây sâm Ngọc Linh đã được nhân giống và trồng thành công tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng với số lượng trên 50.000 cây. Điều đáng nói là cơ sở nhân giống loại cây trồng siêu lợi nhuận này lại là của một vị sư và sư thầy sẽ dành 30% lợi nhuận thu được cho công tác từ thiện xã hội. 1.000 cây sâm con được nhân giống vô tính đưa ra vườn trồng đã phát triển rất tốt ngay dưới tán rừng thông. 4.000 cây khác được một doanh nghiệp trồng rừng tỉnh Kon Tum đưa về trồng cũng phát triển không kém sâm Ngọc Linh trong tự nhiên.
Ngay sau khi thông tin sâm Ngọc Linh đã được nhân giống thành công tại Đà Lạt được hàng triệu khán giả trong và ngoài nước của các kênh VTV1, VTV2, VTV4, VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam xem được, chỉ trong hai tháng 11 và 12/2010, hàng chục đoàn cán bộ, doanh nghiệp, người dân từ mọi vùng miền đất nước đã gọi điện thoại đến nắm bắt thêm thông tin, trực tiếp đến Công ty hoa lan Thanh Quang tại thung lũng hoa lan để liên hệ mua cây giống. Trong đó, có cả các đoàn cán bộ của Bộ NN-PTNT và đoàn cán bộ huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) - địa phương mà hàng vạn đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Nam đang khát khao có được nguồn cây giống loại cây trồng xóa đói giảm nghèo này.
TRẦN THANH HƯNG