SỰ HY SINH THẦM LẶNG
Trong chiến tranh, có biết bao nhiêu gia đình bị chia cách. Vợ chồng đau đáu nhớ nhau song hiếm khi gặp được nhau. Vợ chồng thiếu tướng Phan Quang Tiệp cũng vậy.
Thiếu tướng Phan Quang Tiệp.
Sau khi bà Thanh sinh con trai đầu lòng đặt tên là Phan Vũ Nhân (năm 1957), ông Tiệp trở lại chiến trường. Nỗi nhớ người chồng hiền hậu dài theo chiều dài đất nước, và nỗi lo cho người ra mặt trận nặng lòng gấp trăm vạn lần nỗi lo đời thường xuôi ngược trong những năm tháng khó khăn. Chồng đi biền biệt, lâu thật lâu mới có thể về thăm nhà. Bà sinh ba đứa con đều không có chồng ở bên cạnh, chỉ biết cậy nhờ sự giúp đỡ của bạn bè có chồng đi bộ đội, cùng quê Quảng Ngãi. Có những thời điểm, cuộc sống của mấy mẹ con vô cùng khó khăn. “Vất vả nhất là khi con gái bị bệnh viêm màng não lúc mới hai tuổi. Suốt mấy tháng ròng, tôi gởi thằng Nhân cho hàng xóm, túc trực trong bệnh viện. Vừa thương con gái đau bệnh, vừa thương con trai ở nhà” - giọng bà Thanh chùng xuống. Sau đó, cô con gái bé bỏng của ông bà bị căn bệnh viêm màng não cướp đi.
Đến khi về thăm nhà, biết chuyện đau lòng, ông rưng rưng: “Con bệnh sao bà không báo tin?”. Người vợ lính nghẹn lời: “Tui sợ ông buồn...”.
Chuyện trong nhà thiếu thốn, bà cũng không dám nói cho chồng biết vì không muốn ông lo lắng. “Lương tháng hơn hai mươi ngàn, ba mẹ con chật vật xoay xở. Hồi thằng Hải còn nhỏ (anh Phan Thanh Hải, sinh năm 1962, con trai thứ hai của ông bà - PV), sáng nào tôi cũng nấu cháo, sau đó lấy nước cháo pha với đường, cho vào bình thủy trước khi đưa con đến nhà trẻ. Con thèm sữa, cũng không có tiền mua. Nghĩ mà ứa nước mắt”.
Đến khi anh Hải được ba tuổi, ông Tiệp về thăm gia đình. Thoáng thấy ông ở cổng, những người hàng xóm kêu lên: “Chồng bà Thanh về!”. Hai đứa con không biết mặt cha, nhưng nghe vậy liền ùa ra sân, kêu ba ơi ba hỡi.
Bác sĩ Phan Vũ Nhân, con trai cả của thiếu tướng Phan Quang Tiệp, hiện là Phó Giám đốc Sở Y tế Phú Yên, nhớ lại: “Tết nhất chỉ có ba mẹ con. Nhớ ba, con khóc” - Giọng anh nghẹn đi - “Má động viên: Ba đang đi chiến trường, đừng phụ lòng ba”.
Đi biền biệt nên mỗi khi về thăm nhà, thiếu tướng Phan Quang Tiệp dành tất cả thời gian cho vợ con. “Ổng rất thương vợ con, không bao giờ lớn tiếng với vợ con. Người như ổng ít có lắm” - người bạn đời bồi hồi nhớ về ông.
Bác sĩ Phan Vũ Nhân kể: “Mỗi lần về, ba tôi hỏi han việc học tập, chăm sóc con cái. Tính ông rất hiền, không bao giờ dùng hình thức răn đe con mà chỉ dùng lời nói. Sau này lớn lên, tôi nghe bạn bè đồng đội của ba kể, ông sống trung thực, tình cảm, lo lắng cho đồng đội cũng như lo lắng cho gia đình mình, nhất là những đồng đội hy sinh trong chiến tranh. Chính vì vậy mà ông được nhiều người quý trọng”.
Theo bác sĩ Phan Vũ Nhân, tuy thời thơ ấu không được sống cạnh cha, nhưng anh đã học được nhiều điều từ cha mình, trong đó đức tính khiêm nhường. Việc anh theo ngành Y cũng là do cha định hướng. Thiếu tướng Phan Quang Tiệp đã nói với con trai cả: Chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một trong những công việc cần thiết sau chiến tranh.
“TƯỚNG VỀ HƯU”
Sau khi miền
Trong khi biết bao gia đình đã đoàn tụ khi Bắc
Cầu bắc qua sông Bánh Lái, xã Hòa Thịnh. - Ảnh: D.T.XUÂN
Trong ngôi nhà ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, thiếu tướng Phan Quang Tiệp - một trong tám vị tướng của Tiểu đoàn 365 anh hùng, người đã cống hiến tuổi thanh xuân cho cách mạng, cống hiến cả cuộc đời cho quân đội, được trao tặng Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Quân công hạng nhất - và bạn đời của ông cùng nhau đi qua những năm tháng xế chiều trong yên bình, ấm áp, trong niềm hạnh phúc hết sức bình dị song cũng rất muộn màng.
Năm 2002, thiếu tướng Phan Quang Tiệp qua đời, để lại niềm thương tiếc vô bờ cho gia đình, bạn bè, đồng đội. Ông được truy tặng Huân chương Độc lập hạng nhì. Hiện nay, vợ ông vẫn sống tại thành phố Hồ Chí Minh với anh Hải, con trai thứ hai. Mấy người em ở thành phố Tuy Hòa thuyết phục bà về quê sống, nhưng bà không chịu, chỉ vì lo không ai chăm sóc mộ phần của ông, trong khi con trai bận rộn với công việc. Bà thổ lộ rằng dù xa chồng biền biệt, đến khi tóc đã pha sương mới được sống cùng nhau, song chưa bao giờ bà hối tiếc là đã chọn ông để cùng đi hết con đường đời. Khi còn trẻ, ông cao ráo trắng trẻo, rất phong độ, lại vắng nhà hàng năm trời, song bà cũng không hề nghi ngờ lòng chung thủy của ông, vì bà biết tính chồng mình. Vợ thiếu tướng Phan Quang Tiệp mỉm cười: “Tôi nhớ nhất là đôi mắt và nụ cười của ổng. Sự hiền lành toát lên từ đôi mắt”.
*
Người viết bài này chưa bao giờ gặp thiếu tướng Phan Quang Tiệp, chỉ biết về ông sau khi chắp nối những câu chuyện từ vợ, con và đồng đội của ông. Những câu chuyện tuôn theo cảm xúc, tuôn theo dòng ký ức trong chồng chất thời gian về một đại đội trưởng gan dạ, điềm tĩnh; một binh đoàn trưởng hết lòng với đơn vị và các cán bộ, chiến sĩ dưới quyền; một vị tướng giản dị, luôn mong muốn được đóng góp cho quê hương đất nước. Cống hiến cả đời mình cho cách mạng, cho Đoàn 559, điều trăn trở của ông là chưa góp phần xây dựng quê hương Quảng Ngãi cũng như vùng đất Hòa Thịnh (Phú Yên).
Mảnh đất nơi sừng sững ngọn núi Ấn, nơi có dòng sông Trà Khúc đi qua đã sinh ra những người con rất đáng tự hào, trong đó có thiếu tướng Phan Quang Tiệp.
PHƯƠNG TRÀ