Đó là lần đầu tiên tôi xuất ngoại: sang thị trấn Hà Khẩu thuộc tỉnh Vân
Bài 1: Chuyến xuất ngoại dễ dàng
Biên giới hai nước Việt Nam – Trung Quốc ở nơi này được phân định bởi con sông Nậm Thi, một con sông nhỏ đổ ra sông Hồng. Phía Nam là TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) của Việt Nam, phía Bắc là thị trấn Hà Khẩu thuộc huyện Vân Nam của Trung Quốc. Cách nhau vài chục bước chân, một thế giới khác lạ hiện ra...
Từ cửa khẩu quốc tế Lào Cai đi bộ khoảng 100m qua cầu Nậm Thi là đến Hà Khẩu. - Ảnh: Q.THANH
Chưa một lần ra nước ngoài, nên khi nghe một người bạn ở TP Lào Cai mách rằng thủ tục đến thị trấn Hà Khẩu rất đơn giản, tôi quyết định lên đường. Bạn tôi, có lẽ cũng quen biết nhiều với giới chức làm thủ tục, “đài thọ” tôi làm giấy thông hành mà không lấy một đồng tiền nào vì “chẳng đáng bao nhiêu cả”.
“HỘ CHIẾU” LẤY LIỀN
Buổi tối, khi chúng tôi còn ngật ngưỡng ngồi uống rượu dưới mây mù tràn ngập thị trấn Sa Pa, khi biết tôi có ý muốn đi sang Hà Khẩu, bạn tôi chỉ đề nghị đưa cho anh giấy chứng minh nhân dân. Khoảng 8 giờ sáng hôm sau, khi tôi về TP Lào Cai, bạn tôi đã chuyển cho một cuốn sổ nhỏ dày 16 trang, bìa ghi “Giấy thông hành xuất nhập cảnh” do Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an Lào Cai cấp, cùng một phiếu tiêm chủng quốc tế của Tổ chức Y tế thế giới. Theo quy định ghi trong sổ này, tôi được phép xuất cảnh sang Hà Khẩu nhiều lần, trong khoảng thời gian 3 tháng.
Trong giấy thông hành của tôi, ngoài tấm hình thẻ được scan lại từ chứng minh nhân dân (hình này chụp cách đây cũng hơn 15 năm rồi, hồi đó tôi còn là sinh viên, ốm nhách), còn được bạn tôi khai “Nghề nghiệp: Tự do”, “Lý do xuất cảnh: Mua bán”. Anh bạn giải thích: Nếu ghi đúng nghề nghiệp của tôi là nhà báo thì việc qua cửa khẩu của tôi sẽ nhiêu khê hơn. “Người ta sẽ hỏi, dò xét nhiều điều, rắc rối lắm!” - bạn nói.
Vì anh bạn có công việc quan trọng với đối tác không thể hoãn được, nên đã nhờ một hướng dẫn viên du lịch của một công ty ở gần cửa khẩu quốc tế Lào Cai, đưa giúp tôi sang “nước bạn”. Trong khi ngồi uống nước chờ người hướng dẫn viên, tôi nhìn quanh quất khu vực gần cửa khẩu phía Việt
DỄ HƠN ĐI TÀU BAY QUỐC NỘI!
Rồi Hà, hướng dẫn viên của tôi, một thanh niên ngoài 20 tuổi, dáng thư sinh, bước đến. Hà cho biết đã làm việc ở đây được vài năm, chủ yếu hướng dẫn các đoàn khách từ Việt
Chúng tôi đi qua một cây cầu, theo lời Hà, có tên gọi là cầu Kiều số 2, bắc qua sông Nậm Thi. Chỉ tay về phía Bắc, nơi cũng có một cây cầu bắc qua con sông biên giới này, có cả cầu đường sắt giống như cầu sông Chùa ở Phú Yên mình, Hà cho hay đó là cây cầu Kiều số 1, nơi có đường sắt từ Lào Cai đi Côn Minh. Hà giới thiệu: “Cây cầu Kiều số 2 này Việt Nam mình làm một nửa, phía Trung Quốc làm một nửa, rồi hợp long lại, chứ không phải là một nước làm cho nước kia đi. Phía trên kia có một cây cầu khác, lớn hơn, tên là cầu Kim Thành, bắc qua sông Hồng, nối hai nước – sau này sẽ nối vào đường cao tốc Hải Phòng – Côn Minh trên đường xuyên Á - cũng đang làm với phương thức “đôi bên” như thế. Đến nay, phía bạn đã thi công xong, chờ phía ta hoàn tất là hợp long”. Lúc bấy giờ tôi mới nhìn kỹ: Mặt cầu được phân chia thành hai làn đường bằng vạch sơn vàng, phía Việt
Một đường phố ở thị trấn Hà Khẩu. - Ảnh: Q.THANH
Vài nét về Hà Khẩu Huyện tự trị người Dao Hà Khẩu là huyện cửa khẩu của Trung Quốc, thuộc châu tự trị dân tộc Cáp Nê, Di Hồng Hà, phía nam của tỉnh Vân Nam, giáp biên giới với tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Huyện có diện tích 1.313km2 và có 80.000 dân (thống kê năm 2002), được biết đến nhiều nhất như là huyện có đường xe lửa từ Côn Minh đến Hà Nội. Huyện lỵ là thị trấn Hà Khẩu (Hà Khẩu trấn), nhìn sang TP Lào Cai của Việt (Theo Wikipedia)
Trước khi bước vào Trung tâm Kiểm soát an ninh cửa khẩu Hà Khẩu, Hà dặn tôi: “Khi đã vào khu này, anh không được phép quay phim chụp hình. Phải lấy mũ và kính mắt ra khi bước vào bàn kiểm tra. Không nói gì cả nếu không được hỏi”. Tuy được nói trước là việc sang Hà Khẩu rất dễ dàng và thực tế thì người ta cũng đi nườm nượp như vậy, nhưng khi bước vào làm thủ tục, tôi cũng thấy hơi hồi hộp, vì lần đầu tiên phải khai báo với hải quan nước ngoài. Thêm nữa, ngay tại cửa ra vào có mấy chú chó berger to đùng đang thè lưỡi ngồi trong chuồng (tôi đọc lẻn mấy dòng tiếng Anh ghi gần đó, biết đây là chó nghiệp vụ phát hiện ma túy). Trong khi đứng xếp hàng chờ đến lượt mình làm thủ tục, tôi nhìn thấy hai cô gái trẻ ăn mặc khá mốt đang bị các công an, hải quan Trung Quốc và bộ đội biên phòng Việt Nam dò hỏi, chụp hình… Đoán biết tôi thắc mắc, Hà nói khẽ: “Có lẽ đây là mấy cô gái mình bị bán sang Trung Quốc làm gái, hoặc trốn đi làm ăn, hoặc mang đồ cấm qua cửa khẩu”.
Đến lượt mình, tôi bước vào bàn làm kiểm tra thủ tục. Một anh nhân viên hải quan khá trẻ xem tấm hình non choẹt của tôi trong “hộ chiếu”, rồi ngước mắt nhìn gương mặt hơi… già của tôi. Có lẽ thấy chưa đủ tin cẩn, hơn nữa sổ thông hành của tôi còn mới tinh, mới đi lần đầu, nên anh nói ngắn gọn bằng tiếng Việt, cũng kha khá chuẩn: “Chứng minh nhân dân!”. Tôi đưa chứng minh nhân dân của mình cho anh ta xem. Giây lát sau đó, anh hải quan đóng dấu hình quả trứng nằm ngang (khác với khi tôi xuất cảnh hơn hai giờ sau đó, dấu mộc có hình chữ nhật). Anh ta không nói gì thêm.
Theo bước chân những người đi trước, tôi chính thức được phép nhập cảnh vào đất Trung Quốc, không phải qua bất cứ một chiếc máy kiểm tra an ninh nào. Một chuyến xuất ngoại với thủ tục nhẹ nhàng và dễ dàng hơn cả khi ta làm thủ tục lên máy bay đi trong quốc nội!
(Còn nữa)
QUỐC THANH