Đã từ lâu, tôi mơ ước có một dịp nào đó được tham dự lễ khai mạc và xem các hoạt động thi đấu tại SEA Games - đại hội thể thao lớn của khu vực Đông Nam Á. Thế rồi ước mơ đó đã thành sự thật. Tôi vinh dự cùng đoàn đại biểu ngành Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên đi học tập kinh nghiệm tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 25 ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Khải hoàn môn - công trình độc đáo ở thủ đô Viêng Chăn - Ảnh: P.T.QUYỀN
Sáng 6/12, từ TP Tuy Hòa, chúng tôi đến TP Đà Nẵng và làm các thủ tục cần thiết cho chuyến đi, sau đó lên đường đến Đông Hà (Quảng Trị). Nghỉ lại ở thành phố này một đêm, hôm sau, từ Đông Hà, chúng tôi bắt đầu đi sang nước bạn Lào theo đường 9. Trên đường đi, chúng tôi được anh Nguyễn Văn Quyết, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị giới thiệu về những địa danh trên đường 9 như Khe Sanh, Làng Vây…, nơi diễn ra những trận đánh ác liệt của quân và dân ta với địch trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được nghe kể về những trận đánh, những chiến thắng vang dội của quân giải phóng, anh chị em trong đoàn rất tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc, bồi hồi, xúc động trước những hy sinh, mất mát của đồng bào và chiến sĩ ta trên mặt trận đường 9 anh hùng.
Trưa, chúng tôi đến cửa khẩu Lao Bảo. Thời tiết ở cửa khẩu rất đẹp, nắng vàng rực, trời hơi se lạnh. Cửa khẩu Lao Bảo có trung tâm thương mại sầm uất, bán rất nhiều loại hàng hóa của nước ngoài. Xe dừng ở cửa khẩu Dansavanh của Lào làm các thủ tục để sang đất bạn. Thời gian làm thủ tục khá nhanh, khoảng 30 phút. Tạm biệt Quảng Trị, chúng tôi đã đến với đất nước Triệu Voi.
Từ cửa khẩu Dansavanh đến thị xã Thakhẹt, hai bên đường là những cánh rừng bạt ngàn, thỉnh thoảng gặp một vài bản. Theo cảm nhận của tôi, cuộc sống của người dân ở các bản dọc hai bên đường vẫn còn nhiều khó khăn, vất vả. Càng vào sâu trên đất bạn Lào, tôi thấy mọi nhà đều treo cờ Lào, cờ Đảng để chào mừng sự kiện SEA Games 25.
Hơn 9 giờ tối, chúng tôi đến thị xã Thakhẹt nằm bên dòng sông Mê Kông. Phía bên kia sông Mê Kông là TP Nakhon Phanom của Thái Lan. Nơi đây, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng sống và hoạt động cách mạng.
Ban đêm, thị xã Thakhẹt rất bình yên; những quán ăn, điểm giải trí san sát. Tôi đi bộ bên dòng sông Mê Kông hiền hòa, tận hưởng cảm giác thanh bình, êm ái.
Buổi sáng sớm, từ tầng hai khách sạn nơi chúng tôi ở, nhìn xuống dòng sông Mê Kông phẳng lặng, nước chảy lững lờ, sương la đà bay trên mặt sông. Bên kia sông, TP Nakhon Phanom - Thái Lan với những ngôi chùa mái nhọn. Khung cảnh thật đẹp, thơ mộng và trữ tình.
Tạm biệt thị xã Thakhẹt, chúng tôi đi đến Viêng Chăn. Trên đường đến thủ đô của nước bạn, chúng tôi tranh thủ học được một số tiếng Lào thông dụng để giao tiếp trong những ngày ở trên đất bạn.
Đi từ sáng đến trưa, đến Viêng Chăn, hai bên đường, tôi thấy rất nhiều cờ Việt
Chiều ngày 9/12, hòa vào dòng người tấp nập, chúng tôi đến sân vận động quốc gia Lào để xem lễ khai mạc SEA Games 25. Từng đoàn người và xe cộ nối đuôi nhau đến sân vận động. Từ nơi ở đến nơi khai mạc gần 10 km nhưng chúng tôi phải đi gần hai giờ đồng hồ mới tới được sân vận động. Mặc dù có hàng ngàn ô tô lưu thông trên đường phố nhưng tôi không hề nghe tiếng còi, lái xe ở Lào chỉ dùng tín hiệu bằng đèn.
Mở đầu chương trình khai mạc là màn biểu diễn ca nhạc của nước bạn Lào. Mặc dù tôi không hiểu được ngôn ngữ của bạn nhưng nhìn cách dàn dựng và biểu diễn cũng thấy được sự chuẩn bị rất kỹ của ban tổ chức. Một chương trình nghệ thuật rất hoành tráng. Sân vận động quốc gia Lào chật kín người. Khi các đoàn vận động viên bước ra sân vận động, đi qua lễ đài thì tiếng vỗ tay vang dội. Ấn tượng nhất là khi hai đoàn vận động viên cuối cùng của Việt
Trong những ngày ở thủ đô Viêng Chăn, chúng tôi tham quan những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử của đất nước Triệu Voi, như công viên PaTuXay, Khải hoàn môn, That Luang (tháp Lớn) - một biểu tượng của đất nước Lào. Khi đến công viên PaTuXay, chúng tôi gặp rất đông cổ động viên của Việt
That Luang - một biểu tượng của đất nước Lào - Ảnh: P.T.QUYỀN
Đến thăm Bảo tàng Cay Xỏn Phom Vi Hản, vị lãnh tụ kính yêu của các bộ tộc Lào, chúng tôi được cán bộ bảo tàng giới thiệu về quá trình hoạt động cách mạng của đồng chí Cay Xỏn Phom Vi Hản và cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của các bộ tộc Lào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong Bảo tàng Cay Xỏn Phom Vi Hản, tôi thấy có trưng bày tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuốn sách có : “Khoán sản phẩm nông nghiệp trong hợp tác xã - một vấn đề có tính lý luận và thực tiễn” do nhà xuất bản Sự thật ấn hành. Khi tham quan Bảo tàng Cay Xỏn Phom Vi Hản, tôi càng thấy được sự gắn bó keo sơn, máu thịt của hai dân tộc anh em Việt - Lào.
Chiều ngày 11/12, đoàn đến sân vận động Trường Đại học quốc gia Lào để chứng kiến trận bóng đá nam giữa đội tuyển Việt
Ở thủ đô Viêng Chăn, cuộc sống rất yên bình, không ồn ào, náo nhiệt như ở các thành phố lớn của Việt
Ngày 12/12, tạm biệt Viêng Chăn, chúng tôi trở về Việt
PHAN THANH QUYỀN
Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sông Hinh