LÀNG QUÊ ANH DŨNG
Mặc dù địch tiến hành những cuộc bắt bớ, giết chóc hòng lung lạc ý chí chiến đấu bảo vệ quê hương, nhưng người dân Quán Trang vẫn không hề nao núng. Người này ngã xuống, người khác đứng lên. Quán Trang lập làng chiến đấu: đào giao thông hào quanh làng, từng nhà đào hầm trú ẩn, hầm bí mật cất giấu cán bộ để bám trụ mỗi khi lực lượng tự vệ buộc phải rút khỏi làng. Một lực lượng vũ trang lớn đã được hình thành, bao gồm các lực lượng quan trọng như: Đội quân báo (có 12 đội viên), mỗi thôn đều có đội du kích với số quân lên đến 120 người.
Mái chèo của ông Nguyễn Văn Hồng trưng bày tại Viện lịch sử Quân sự Việt |
Ngoài ra Quán Trang còn có Đội quyết tử, sau sáp nhập với đội quyết tử của xã, số quân tình nguyện gồm 35 cảm tử quân. Vũ khí của các đội du kích, Đội quyết tử là súng ống, lựu đạn cướp được của giặc, súng, mìn tự chế; cuốc thuổng, gậy gộc, giáo mác tự chế... Với vũ khí như vậy, các lực lượng vũ trang Quán Trang đã chống trả quyết liệt những trận càn của địch để bảo vệ quê hương làng xóm.
Đã có biết bao tấm gương hy sinh dũng cảm, những câu chuyện tình yêu như là huyền thoại. Cả những mất mát to lớn và cả những nỗi đau mà người dân Quán Trang phải gánh chịu. Tất cả những cái đó đã làm nên một bản tình ca bi tráng về cuộc chiến đấu giữ nước, giữ nhà của người Quán Trang và bản tình ca đó được truyền từ đời này sang đời khác của người dân Quán Trang.
Chiến công của du kích Quán Trang cần được ghi nhận Ông Đoàn Văn Cựu (tức Vũ Bắc), nguyên Phó Viện trưởng Viện KSNDTC: Có thể nói đây là vụ thảm sát dã man. Sau sự kiện bi thương đó, chúng tôi đã phát động phong trào trả thù cho đồng bào Quán Trang, tổng công kích vào các đồn bốt giặc làm cho chúng thiệt hại rất lớn. Sau kháng chiến chống Pháp thành công, hòa bình lập lại, với cương vị là Thường vụ Huyện ủy huyện An Lão, chúng tôi đã cùng ban lãnh đạo Quán Trang báo cáo sự kiện này lên trên và đã được lãnh đạo TP Hải Phòng lúc bấy giờ ghi nhận. Tuy nhiên sau đó cả dân tộc bị cuốn vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, rồi sau đó là chống Mỹ, nên chuyện của Quán Trang được xếp lại. Tôi được biết hiện lãnh đạo xã Bát Trang đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền. Tôi rất mong rằng sự kiện bi thương này và cả những chiến công của du kích Quán Trang thời gian này được ghi nhận.
Một lần vào thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, tôi chú ý ngay đến một hiện vật hình mái chèo làm bằng thân cau được đặt trang trọng trên giá bọc nhung đỏ, bên dưới ghi dòng chữ: Chiếc mái chèo làm bằng be cau (thân cau già) của Nguyễn Văn Hồng, Bát Trang (An Lão, Hải Phòng) dùng đánh giặc.
Nguyễn Văn Hồng được mọi người nhắc tới như một vị anh hùng của làng gắn với chiếc be cau đánh giặc mà hiện nay lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt
“Hồng mồ côi từ nhỏ, người thấp bé lắm, chỉ cao đến nách thằng Tây, nhà nghèo quanh năm đi ở đợ chăn trâu kiếm sống. Tôi nhớ Hồng lúc nào cũng chỉ đánh mỗi cái quần đùi, người đen trũi...” - Ông Vận người cùng đội du kích với Nguyễn Văn Hồng nhớ lại: “Năm 1948 giặc càn làng ác lắm cứ đi đến đâu là đốt phá bắn giết đến đó. Uất quá lúc ấy chẳng có vũ khí gì cậu ấy liền vác mái chèo dùng để bơi thuyền theo du kích đi đánh giặc”.
Sau nhiều lần Hồng một mình mưu trí giết giặc, Tỉnh ủy Kiến An tổ chức khen thưởng, tặng anh một khẩu côn, một dao găm và hai chiếc khăn tay và được làm đến chức Xã đội trưởng.
“Ngày ấy những thứ đó quý lắm hơn cả vàng bạc nhưng đến là lạ, ông ấy chỉ thích đánh “tay bo” với giặc còn súng ống đều nhường lại cho người khác. Chỉ giữ có hai chiếc khăn tay làm “của riêng” cho mình” - Ông Vận nhớ lại.
Cái lần mà ông Vận chẳng thể nào quên đó là trận cùng Nguyễn Văn Hồng đánh đồn Núi Voi. Đó là đêm
“Sự cố” trận phục kích ấy là do mìn của du kích lúc giật lại không nổ mà địch đã rất gần. Chúng phát hiện xả súng làm mấy người chết, thấy tình hình nguy cấp, Nguyễn Văn Hồng lao lên xông thẳng vào ba tên giữ hỏa lực, chặn làn đạn lại để cứu nguy cho đồng đội, miệng hô “xung phong!”. Bọn giặc nghĩ thế quân ta đang mạnh mà hoảng sợ. Vì thế mà đồng đội rút lui an toàn còn anh thì ra đi mãi mãi với tấm thân chi chít vết đạn…”.
Ông Vận lặng đi hồi lâu rồi giảng giải: “Ngày ấy ám hiệu của du kích “xung phong” là rút lui và ngược lại. Hồng hô thế để mọi người thấy địch rất mạnh và có hỏa lực và ta đã bị lộ còn mình thì lao lên phía trước nghi binh cho bọn giặc tin là thật mà sợ, quân ta mới có thể bảo toàn được lực lượng.
Ở cái làng “bảy ngày ba trận càn” này không có những người như thế thì làm sao dân làng tôi còn được tồn tại đến ngày nay!”.
THÁCH CƯỚI BẰNG... LỰU ĐẠN
Mong sự kiện bi thương này được cả nước biết đến Ông Lê Quang Tiệp, nguyên Phó Bí thư, nguyên Chủ tịch UBND huyện An Lão: Thời gian đó tôi đang là Thường vụ Huyện ủy huyện An Lão. Quán Trang lúc bấy giờ nằm trong khu tạm chiếm. Vụ thảm sát diễn ra đúng như báo Tiền Phong số ra ngày
Bây giờ cả cô dâu và chú rể thành người thiên cổ đã bao năm nhưng những người già ở làng cũng như những ai đã sống trong cái làng nhỏ bé này mỗi khi dựng vợ gả chồng cho con đều mang chuyện “thách cưới bằng lựu đạn” ra kể cho con cháu cùng nghe.
“Ngày ấy khắp làng đâu đâu cũng sôi sục tinh thần giết giặc, dân mình lúc ấy có vũ khí gì đâu chỉ trang bị toàn cuốc, thuổng, gậy gộc là chính. Nên mới có kiểu cưới xin như thế” - Ông Vận hồi tưởng lại.
Ngày ấy cô du kích Nguyễn Thị Là đẹp người đẹp nết nhất làng. Cô ấy đi đến đâu cánh đàn ông là cứ ngơ ngẩn. Mặc dù ngày xưa “đẹp mộc” chứ có son phấn gì đâu mà lại đói kém, nhưng cái đẹp của tuổi mười tám đôi mươi hấp dẫn một cách ghê gớm.
Trai làng trên xóm dưới rồi làng bên “dòm ngó” đánh tiếng, cả những con nhà giàu ở tỉnh cậy nhờ mai mối nhưng hiềm nỗi mẹ cô ấy có kiểu “ra giá” có một không hai: Ai mang đủ 30 quả lựu đạn đến là tôi sẽ gả con gái cho.
Trai làng nhiều người biết vậy cứ tiếc ngẩn tiếc ngơ. Thế rồi cuối cùng ứng cử viên nặng ký nhất lại rơi sang làng khác, đó là xã đội trưởng mãi bên Thanh Hà. Đúng là khi ấy 30 quả lựu đạn hiếm khác nào “gà chín cựa ngựa chín hồng mao”.
Đám cưới thời chiến diễn ra đơn giản lắm nhưng bà cụ thật là người giữ chữ tín. Ngày lành tháng tốt, khi nhà trai đội hai mâm lưu đạn qua sông, đếm đủ không thiếu một trái đưa cho du kích là hai họ coi như xong phần nghi lễ. Nhà gái không nhận thêm bất cứ một thứ gì. Đám cưới ấy đã đi vào lịch sử của làng.
Nhắc đến chuyện này, người cháu của “cụ thách cưới bằng lựu đạn” - anh Nguyễn Văn Tòng bảo, khi các cụ còn sống hai gia đình gắn bó với nhau lắm. Ông bà sinh hạ được 4 người con sau này đều vào bộ đội. Hỏi chuyện sao lại có cái thách cưới lạ thế? Các cụ bảo, có lựu đạn thì đánh được nhiều Tây, nhanh giành độc lập để có ruộng cày cấy không phải chết đói. Ngày ấy chúng tôi chỉ mong nhanh có hòa bình chứ chẳng ai nghĩ gì cho riêng mình.
Quán Trang hôm nay đã có nhiều thay đổi, cuộc sống của người dân đã đủ đầy, nhà cửa khang trang, đường làng đã rải gạch đẹp đẽ, nhưng những chứng tích tội ác ngày nào thì vẫn còn đó như nhắc nhở các thế hệ trẻ Quán Trang: Để có được hạnh phúc của ngày hôm nay các thế hệ cha ông họ phải trả giá đắt biết chừng nào!
Theo TPO