Trong lời đề tựa cuốn tiểu thuyết “Giữa biển giáo rừng gươm” (sau chuyển thể thành bộ phim “Ván bài lật ngửa”), nhà văn Nguyễn Trường Thiên Lý (tức Trần Bạch Đằng) có viết: “Tưởng nhớ anh Chín T.” Chín T. chính là Đại tá, liệt sĩ, Anh hùng LLVT nhân dân Phạm Ngọc Thảo - nguyên mẫu của nhân vật Nguyễn Thành Luân trong phim. Phạm Ngọc Thảo được đánh giá là một trong 4 nhà tình báo chiến lược của quân đội ta, người đã dùng báo chí làm vũ khí sắc bén để hoạt động trong lòng địch.
Phạm Ngọc Thảo (thứ hai từ trái sang) trong Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 410 tại miền Tây Nam Bộ năm 1952. |
“CÔNG TỬ BẠC LIÊU THÀNH... NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ”
Trung tướng Phạm Quang Cận, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân (bạn học cùng khóa tại Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn với Phạm Ngọc Thảo): “Vai Nguyễn Thành Luân còn xa mới phản ánh được cuộc đời hoạt động huyền thoại của Phạm Ngọc Thảo trong lòng địch…”
Bộ phim “Ván bài lật ngửa” thì tôi đã được xem từ thuở thiếu thời. Mãi đến khi học tập tại Trường sĩ quan Lục quân I, tôi mới biết Nguyễn Thành Luân trong phim chính là Phạm Ngọc Thảo - một trong số hơn 300 học viên đầu tiên của nhà trường thông qua những dòng thông tin ngắn ngủi trong nhà truyền thống. Từ đó, tôi ấp ủ suy nghĩ tìm hiểu về cuộc đời Phạm Ngọc Thảo. Sau này, khi làm báo, tôi có dịp gặp gỡ nhiều cán bộ, sĩ quan cùng thời hoặc học sau Phạm Ngọc Thảo vài khóa như: Đại tá Phạm Chí Nhân (nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn), Đại tá Trần Hậu Tưởng (cán bộ Quân chủng Phòng không- Không quân)… và có thêm nhiều tư liệu, thông tin quý về nhân vật huyền thoại này.
Hơn 300 học viên ngày ấy rất nhiều người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, 157 người còn sống đều mang quân hàm đại tá trở lên và nhiều người cũng đã ra đi vì tuổi tác. Nhưng những kỷ niệm về nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo vẫn vẹn nguyên, họ đều nói về anh với niềm kính trọng, yêu mến vô bờ. Đáng chú ý phải kể đến lời nhận xét của Trung tướng Phạm Quang Cận, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Quốc Phòng Toàn Dân, đồng thời cũng là bạn học cùng khóa tại Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn với Phạm Ngọc Thảo thì “vai Nguyễn Thành Luân còn xa mới phản ánh được cuộc đời hoạt động huyền thoại của anh trong lòng địch...”.
Sinh thời, cố đại tá Phạm Chí Nhân từng kể: “Nếu không đi theo cách mạng, Thảo hoàn toàn có thể trở thành một “công tử Bạc Liêu” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Lúc học ở Sơn Tây, ít ai ngờ rằng chàng trai Nam Bộ cao lớn, đẹp trai ấy lại sinh ra trong một gia đình giàu có nhất nhì đồng bằng sông Cửu Long. Anh sinh năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Bến Tre. Cha anh, Adrian Phạm Ngọc Thuần có tới hơn 4.000 mẫu đất và gần 1.000 căn nhà rải rác ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Vĩnh Long. Ông Thuần có quốc tịch Pháp nên các con đều được sang Pháp học. Tuy giàu có, nhưng gia đình ông có lòng yêu nước nồng nàn. Con trai cả Gaston Phạm Ngọc Thuần, qua Pháp học từ lúc 6 tuổi, đậu cử nhân Luật, về nước theo cách mạng, làm tới Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ. Con thứ 7 Phạm Ngọc Hùng học ở Pháp, lấy vợ Pháp rồi về Việt Nam ra chiến khu chiến đấu, làm Ủy viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam. Trong gia đình, chỉ riêng Thảo không sang Pháp du học do chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra. Tốt nghiệp Trường Kỹ sư công chánh ở Hà Nội, khi Pháp bội ước quay lại xâm chiếm Việt Nam, anh tuyên bố hủy bỏ quốc tịch Pháp của mình và đi theo cách mạng, làm việc ở Văn phòng Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.
Năm 1946, Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, trường sĩ quan đầu tiên của quân đội ta, được thành lập để đào tạo cán bộ quân sự chuẩn bị cho kháng chiến. Phạm Ngọc Thảo cùng 12 chiến sĩ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khóa học, anh được lệnh lên đường vào
Anh về Phú Yên và được phân công làm giao liên. Lúc này Trung ương đang cử nhiều đoàn cán bộ vào tăng cường cho miền
Nhân vật Nguyễn Thành Luân (diễn viên Nguyễn Chánh Tín đóng) tái hiện nguyên mẫu Phạm Ngọc Thảo trong phim “Ván bài lật ngửa”. |
Người cán bộ đó chính là đồng chí Lê Duẩn. Sau này trong một hội thảo về giới trí thức cách mạng, đồng chí Lê Duẩn, lúc đó là Bí thư xứ ủy Nam Bộ biểu dương tấm gương Phạm Ngọc Thảo. Ông kể về thân thế, gia đình Thảo và sự tận tụy trên chặng đường đưa mình vào
Sau đó, anh được trên tin cậy giao chức Trưởng phòng Mật vụ Ban Quân sự Nam Bộ – tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng ở Nam Bộ. Rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 410 (Quân khu 9). Năm 1954, Thảo được gọi ra Bắc và được đích thân đồng chí Lê Duẩn giao nhiệm vụ vào hoạt động trong lòng địch. Nói về việc này, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nói: “Anh Ba Duẩn rất tin cậy Phạm Ngọc Thảo và đã giao cho Thảo một nhiệm vụ đặc biệt”.
Từ cương vị một thiếu tá tiểu đoàn trưởng của quân đội ta, Thảo trở lại Sài Gòn giữa lúc tình hình rất khó khăn: bọn Mai Hữu Xuân, Bình Xuyên gây rối khắp nơi. Anh không chịu ký tên vào giấy hồi chánh nên bị vây bắt mấy lần, nhưng nhờ có cơ sở ta báo nên trốn thoát. Để chui vào hàng ngũ của địch, Thảo tìm về quê Vĩnh Long. Gia đình anh vốn theo Thiên Chúa giáo lâu đời, thân thiết với giám mục Ngô Đình Thục. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho anh và coi anh như con nuôi. Nhờ chính sách “đả thực bài phong”, khuyến khích những người theo kháng chiến cũ về với “chính nghĩa quốc gia” của Ngô Đình Diệm, Thảo được cha đạo Thục giới thiệu với anh em Diệm – Nhu. Anh khôn khéo công khai hết nguồn gốc của mình, kể cả chức tiểu đoàn trưởng cũ, chỉ trừ một điều: mình là đảng viên Đảng Cộng sản Việt
(Còn nữa)
NGUYỄN VĂN MINH - (QĐND)