Ngày trước, sáng sớm trước khi ra đồng, các bác nông dân thường ăn vội cơm nguội với mắm cà hoặc cá kho, phòng khi nửa buổi, đang cày cuốc mà bụng đói meo, tay chân bải hoải. Tuy nhiên, có những người có thể thiếu cơm nguội dằn bụng, chứ không thể thiếu… ấm nước trà. Các mẹ các chị chu đáo, có thể chế nước trà sang bi đông… Nhưng khoái khẩu nhất là uống trà trong ấm đất, nó giữ nguyên hương vị của trà.
Cày lật, cày trở độ vài bận cho đất nhuyễn, các bác nông dân nghỉ tay dưới bóng tre, gió quạt mát rượi. Một tay xách ấm, còn tay kia cầm chén đất rót nước trà màu mật ong. Nước trà ngon nghẹn trong cổ họng, lại khiến dạ dày no hơi suốt buổi. Mãn buổi cày, ấm trà vơi đi hồi nào không hay.
Mùa đông tháng giá, cái ấm đất rất quan trọng đối với người già. Họ dùng nó nấu nước nóng để rửa mặt, pha chén trà nóng ngút ngát hương thơm xua bớt cái lạnh hoặc sắc thuốc bắc. Có những ngày cha bệnh cảm, mẹ vội vàng xách rổ ra vườn tìm lá thuốc
Những cái ấm đất không may bị sứt vòi, mẻ nắp không còn tận dụng được, người lớn thường mang đến đặt vào những gốc cây của ngôi miếu thờ Thành Hoàng cùng với “ông Táo” cũ. Có thể người ta quý cái ấm đất bởi nó đã trở nên vô cùng thân thiết, và cũng có thể người ta không muốn thấy đồ vật theo mình ra đồng hằng ngày nằm rơi vãi ở những nơi bẩn thỉu khó nhìn.
Ấm đất luôn gần gũi với người miền quê tay lấm chân bùn. Nó được sinh ra nhờ những bàn tay khéo léo của người thợ thủ công, được tôi luyện trong lửa đỏ. Nó chứng kiến cảnh đầm ấm, sum họp của mỗi gia đình ở làng quê trong thời khốn khó. Bây giờ, người ta dùng bếp ga, nấu nước bằng ấm nhôm, ấm thiếc, song vẫn sắc thuốc Bắc, thuốc
Ngày trước, những cái ấm đất mẹ mua đẹp và chắc chắn. Chúng tôi cố gắng giữ cho ấm đất không bị sứt vòi, mẻ nắp và rơi bể. Cái ấm đất được dùng trong nhiều năm.
Bây giờ, mỗi khi người trong gia đình tôi bị bệnh cảm, đều uống thuốc
TRẦN QUỐC CƯỠNG