Những năm 60 của thế kỷ trước, Trường cấp 2 Bắc Lý (Lý Nhân, Hà Nam) là lá cờ đầu của ngành giáo dục miền Bắc nước ta. Thầy giáo Nguyễn Gia Quý hiệu trưởng và thầy giáo Nguyễn Lê Hoà, giáo viên của trường, là thành viên trong đoàn đại biểu tỉnh Hà Nam đi dự Hội nghị Chính trị đặc biệt (được ví như Hội nghị Diên Hồng thời kỳ chống Mỹ cứu nước), do Bác Hồ triệu tập và chủ trì tại hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Tóc thầy bạc, tóc em còn xanh - Ảnh: T.THỦY
Lúc bấy giờ, trong các trường học, các thầy giáo dạy nhạc và giáo viên chủ nhiệm đã dạy bọn học trò chúng tôi bài hát Gió Bắc Lý đã về trường em của nhạc sĩ nào đó (lâu ngày quá, tôi không nhớ nữa). Phải nói rằng miền Bắc lúc bấy giờ còn rất nghèo, nhưng trường tôi học có đầy đủ thiết bị và học đủ các môn. Trường có một phòng thí nghiệm do Đông Đức viện trợ, có phòng học nhạc và phòng thực hành thí nghiệm riêng. Giáo viên dạy nhạc, họa, mộc, thể dục… đều đủ cả. Bởi lẽ, một huyện với 42 xã mà chỉ có một trường cấp 2 quốc lập với 9 lớp, thì trang bị và bố trí giáo viên như vậy cũng không khó lắm.
Trong những năm đó, chúng tôi hát say sưa bài hát trên. Gió Bắc Lý đã về trường em, như xuân sang, nắng hồng bừng lên, lòng em thấy vui thêm. Bài hát làm lan tỏa khí thế học tập, giảng dạy của Bắc Lý đến các trường khác. Sự lan tỏa đó làm cho từ vùng cao về miền xuôi nô nức học hành.
Không rõ có phải do bài hát trên mà sau này tôi lại vào trường Sư phạm và trở thành ông giáo làng. Tôi lại dạy học sinh của tôi bài hát Gió Bắc Lý đã về trường em, để đưa tinh thần Bắc Lý vào trường chúng tôi…
Giặc Mỹ đánh phá miền Bắc, thầy trò tôi đi nghĩa vụ quân sự. Đợt ấy, trường tôi có 7 người (2 thầy và 5 trò) ra đi. 5 học trò, đến nay tôi không biết tin. Còn 2 thầy, đều đi B và đều còn cả. Anh Tề, giáo viên Trung văn, trở thành lính thông tin E95 F325 (Ngô Quyền), sau này làm Nam Triều Tiên vận, đã nghỉ hưu tại Quỳnh Dị, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Và tôi.
Duyên số thế nào, tôi trở lại ngành, ngay trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước tại miền
Nhạc sĩ Nguyễn Đức viết cho thầy giáo của mình là thầy Nguyễn Đức Ninh, mà chúng ta thấy như nhạc sĩ làm thay chúng ta, viết cho thầy giáo của chúng ta vậy. Thời gian trôi mau, cầu Kiều thầy đưa qua sông/ Tuổi thơ như hoa nở dưới mái trường/ Một con đò sang ngang/ Ôi lòng thầy mênh mang/ Cho em biết yêu cánh cò trong câu ca dao, cho em biết yêu bống trắng ăn cơm vàng của cô Tấm ngoan và cho em yêu ai hai sương một nắng để làm nên lúa vàng. Bài hát đã đưa ta về với làng quê, với bến nước, con đò, với cánh cò tuổi thơ và cô Tấm cổ tích… Bài hát có những câu kết rất cảm động: Bài học làm người em vẫn nhớ ghi/ Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
Nghe nói, bài Khi tóc thầy bạc được bình chọn là 1 trong 50 bài hát hay nhất cho thiếu nhi của thế kỷ XX. Không biết bài Gió Bắc Lý đã về trường em có nằm trong số đó hay không? Riêng tôi, cả hai bài hát trên đều hay, đều có nhiều ý nghĩa và mang đầy kỷ niệm.
TRẦN KHẮC LUYỆN