Theo dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức lại tổ chức tín dụng, trong thời gian tới, khung pháp lý cho việc chia tách tổ chức tín dụng, trong đó có ngân hàng sẽ không có.
Ảnh minh họa: Intenet
Dự thảo thông tư chỉ bao gồm sáp nhập, hợp nhất, thay đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng, không quy định việc chia, tách tổ chức tín dụng.
Việc hợp nhất tổ chức tín dụng bao gồm 6 trường hợp: ngân hàng với ngân hàng; công ty tài chính với ngân hàng; công ty tài chính với công ty tài chính; công ty cho thuê tài chính với công ty cho thuê tài chính; các quỹ tín dụng nhân dân hợp nhất thành một quỹ tín dụng nhân dân; các tổ chức tài chính vi mô hợp nhất thành một tổ chức tài chính vi mô.
Theo giải thích từ cơ quan soạn thảo, việc chia, tách tổ chức tín dụng không diễn ra phổ biến trên thế giới, cũng như thực tế ở Việt
Xu hướng hiện nay là tiến hành tái cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo hướng sáp nhập, hợp nhất các tổ chức tín dụng hiện có để hình thành nên những tổ chức dụng mới có quy mô vốn, tổng tài sản, mạng lưới, số lượng khách hàng lớn, để làm tăng sức cạnh tranh trên thị trường cũng như đảm bảo an toàn cho cả hệ thống.
Ngân hàng gặp khó về cơ cấu lại nợ
Nguyên nhân do hồ sơ vay mới hiện chủ yếu là khách hàng cũ nên khó đánh giá khả năng trả nợ. Nội dung này được các ngân hàng nêu ra tại cuộc họp cuối tuần qua với Ngân hàng Nhà nước.
Ông Bùi Tấn Tài, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu, cho rằng hồ sơ vay mới hiện nay chủ yếu của khách hàng cũ vay lại, thế nên ngân hàng rất khó đánh giá khả năng trả nợ. Ông Nguyễn Công Cảnh, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng An Bình, khẳng định khách hàng cũ chưa có phương án kinh doanh hiệu quả, hàng tồn kho nhiều dẫn đến nợ quá hạn gia tăng, vì vậy ngân hàng cũng khó cơ cấu lại nợ cho họ. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN Chi nhánh TPHCM, cho rằng các ngân hàng thương mại phải phối hợp với Quỹ Bảo lãnh doanh nghiệp nhỏ và vừa của thành phố và các hiệp hội để chủ động tìm dự án, doanh nghiệp hiệu quả.
Theo VOV