Thứ Sáu, 04/10/2024 16:25 CH
Khi cây lúa nước thay lúa rẫy
Thứ Bảy, 03/09/2011 14:15 CH

Từ năm 2002, người dân xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa) đã biết đắp đập đưa nước về tưới cho cây lúa. Từ đó, giữa vùng rừng núi bạt ngàn, màu xanh của các cánh đồng lúa nước đã xuất hiện ở nhiều nơi trong xã. Đồng bào dân tộc thiểu số đã dần từ bỏ thói quen phá rừng làm rẫy.

ruong-P-Tan[1]110903.jpg

Người dân xã Phước Tân thu hoạch lúa nước - Ảnh: H.LINH

BỎ LÚA RẪY, LÀM LÚA NƯỚC

Tại thôn Ma Y, xã Phước Tân, ban đầu chỉ có ba đến bốn thửa ruộng “ăn” nước tự chảy từ suối Ma Y. Ruộng lúa nước liên tiếp được mùa, thậm chí còn sản xuất được 2 vụ/năm, nên nhiều người đầu tư vốn, thuê xe ủi, cải tạo đất gò đồi thành ruộng đtrồng lúa. Đến nay, cánh đồng lúa nước của thôn Ma Y mở rộng trên 10ha. Thế nhưng, việc làm lúa nước không hề đơn giản vì phải áp dụng khoa học kỹ thuật trong phòng trừ sâu bệnh gây hại. Ma Trang, Phó chủ tịch UBND xã Phước Tân, một trong những người có ruộng lúa nước nhiều nhất ở đây, nhớ lại: “Cách đây hơn 6 năm, cây lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, xanh tốt bỗng nhiên lụi dần; càng bón phân, lá lúa càng ngã rạp. Tôi hỏi người quen thì mới biết lúa bị bệnh đạo ôn, nên không bón phân nữa mà dùng thuốc đểđiều trị bệnh”. Sau đó, Ma Trang đăng ký học lớp tập huấn IPM (chương trình quản lý dịch hại tổng hợp cây lúa), sau đó đem kiến thức truyền lại cho người dân trong xã.

Trước đây, đcó khoảnh rẫy trỉa lúa, đồng bào dân tộc thiu số phải chọn khu rừng tốt, cây to phát rẫy. Chính vì vậy, nhiều diện tích rừng già ở Hòn Ông Lớn (thôn Gia Trụ), dốc Chờ Reng (thôn Suối Đá) bị mất dần qua từng năm. Nay, tình trạng này không còn nữa. Từ năm 2002, khi mô hình ruộng lúa nước đầu tiên tại thôn Ma Y mang lại hiệu quả, Ban Quản lý dự án chương trình 134-135 huyện Sơn Hòa đã đầu tư kinh phí xây dựng hai đập dâng Gia Trụ và Đá Bàn nhằm mở rộng diện tích lúa nước của xã lên trên 90ha. Ma Hoàng, Ma Thiệu, Ma Màng là những người tiên phong bỏ hẳn lúa rẫy để trồng lúa nước ở thôn Gia Trụ, Đá Bàn; nhờ vậy gia đình không còn rơi vào cảnh thiếu ăn.

TRỒNG RỪNG ĐỂ GIỮ NƯỚC TƯỚI

Nhiều diện tích lúa nước ở xã Phước Tân không thể sản xuất 2 vụ/năm, vì thiếu nước tưới. Vào mùa nắng, các đập dâng bị cạn nước do ảnh hưởng của việc phá rừng làm rẫy từ các năm trước. Hiện nay, người dân ở đây tập trung trồng rừng đầu nguồn nhằm giữ nước phục vụ sản xuất lúa 2 vụ. Những chủ ruộng nhận thức rằng còn rừng thì còn nước và còn tự chủ được trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ việc bảo vệ rừng đầu nguồn mà các đập dâng tích đủ nước nên vụ hè thu năm 2011, diện tích lúa nước được mở rộng trên 50ha.

Nhờ có lúa nước, đời sống của người dân xã Phước Tân được cải thiện đáng kể. Bà Lê Thị Nhíp, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Phước Tân, cho biết: “Tại các thôn Ma Y, Gia Trụ, Tân Hải, Đá Bàn, Ma Giấy và Suối Đá, tình trạng con em bỏ học giữa chừng giảm hẳn. Cuối năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo của xã giảm 7% so với năm 2009, toàn xã có trên 87% hộ gia đình văn hóa”.

 

HỒNG LINH

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek