Hầu hết các hãng sản xuất xe máy đều đặt những đại lý độc quyền tại một địa phương. Ở Phú Yên, Fashion là Dũng Tiến, Fusin là Xanh Tam, Walte là Năng và Hạnh Sê, Yamaha là Nhông và nay có thêm Dũng Tiến... Mua hàng tại các đại lý độc quyền, người tiêu dùng tỏ ra an tâm và được hưởng một số ưu đãi... Tuy nhiên, vẫn có nhiều điều người tiêu dùng khó lòng biết được.
“LÀM XIẾC” VỚI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Người tiêu dùng khó phân biệt chất lượng giữa các nhãn hiệu xe máy - Ảnh: Minh Nguyệt
Các hãng sản xuất đưa ra mô hình đại lý độc quyền nhằm tránh sự giẫm chân nhau giữa các cửa hàng. Điều này đã tạo điều kiện cho các đại lý tha hồ thao túng về giá. Một cửa hàng có thể làm đại lý cho nhiều hãng nếu có tiềm lực. Tuy nhiên, các đại lý cũng bị khống chế nhiều điều từ nhà sản xuất. Bà Hồ Thị Thanh Sương, chủ cửa hàng xe máy Thanh Sương khẳng định cửa hàng của bà không làm đại lý cho bất kỳ hãng nào. Bà Sương cho biết: Các hãng sản xuất đưa ra chiêu khuyến mãi mua 500 xe sẽ được thưởng một chiếc xe hơi hoặc 200 triệu đồng. Để đạt được phần thưởng đó, những đại lý kết xù ở các thành phố lớn mua và xé lẻ ra bán rẻ để lấy doanh số và phần thưởng kia để bù lại nên không sợ lỗ bao giờ. Do vậy, các điểm không làm đại lý lại bán giá mềm hơn. Cũng có đại lý độc quyền nhưng lại bán xe cao hơn các điểm khác đến 3 – 4 triệu đồng/ chiếc. Giới kinh doanh xe máy còn cho biết, các điểm mua bán chụp giựt này không sớm thì muộn sẽ khó trụ lại với làng xe máy. Việc khuyến mãi, giảm giá chẳng qua là để bán được hàng vì tâm lý người dân thích thế, thực ra xe máy được tính thuế từng chiếc thì làm gì có khuyến mại. Do đó, hàng khuyến mại tất nhiên được cộng vào giá thành.
LIỆU CÓ ĐÁNG TIN CẬY?
Trước kia, để sắm một chiếc xe, người ta phải nhờ thợ xe máy đi xem và thử hàng để chọn giúp. Còn bây giờ, người tiêu dùng chỉ việc cân nhắc tài chính và tự chọn cho mình kiểu xe ưa thích. Bởi lẽ, họ tin vào hãng sản xuất, tin vào người bán có địa chỉ… Tuy nhiên, không phải vì thế mà không có người bị lừa. Ông Nguyễn Văn Trí ở thôn Long Hoà, Vạn Long, Vạn Ninh, Khánh Hoà mua một chiếc xe tay ga nhãn hiệu DYOR do Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Tiến Lộc lắp ráp. Đây là xe Trung Quốc có hiệu Fashion ở máy nhưng một đại lý ở TP Tuy Hoà đã khắc thêm chữ Italia phía dưới và bán với giá 48 triệu đồng. Một tuần sau, chủ nhân chiếc xe có số khung RRSADK1RS51- 000050, số động cơ RRS1P58MK*0000050* này mới tá hoả ra rằng chiếc xe này giả hiệu. Ông đành phải bán lại chiếc xe với giá 25 triệu đồng cho một cửa hàng khác ở TP Tuy Hoà và tự răn là một bài học đắt giá trong việc mua sắm của mình. Ông Trí ngậm ngùi: “Tôi cứ nghĩ xe bán ở một cửa hàng lớn như thế trong thời buổi cạnh tranh thì uy tín chứ đâu biết bị lừa”.
Thực chất, chiếc xe này chỉ có giá 26,5 triệu đồng, còn loại xe Italia ở giá 90 – 100 triệu. Xin được nói thêm rằng, dịch vụ khắc chữ ở máy xe được thực hiện bởi các thợ điêu khắc mỹ thuật với giá vài chục ngàn. Tuy không nở rộ nhưng công việc dễ dàng này khi đã được phát huy thì chỉ có người tiêu dùng gánh chịu hậu quả. Ở đây cũng do một phần tâm lý chuộng ngoại của người tiêu dùng. Theo giới kinh doanh, xe Fashion và Italia chất lượng không chênh lệch nhau nhiều nhưng giá cả cách nhau một trời một vực như thế là vì một bên sản xuất tại Việt
Trước đây, chỉ có doanh nghiệp Nhà nước mới có hạn ngạch nhập khẩu và đăng ký cục Đăng kiểm để lắp ráp xe. Đến nay, các doanh nghiệp tư nhân cũng có thể thực hiện được điều này. Vì thế hy vọng trong thời gian sắp tới xe giá rẻ nhưng có chất lượng sẽ được người tiêu dùng Phú Yên chuộng hơn.
MINH TRIẾT