Thứ Tư, 02/10/2024 00:30 SA
Dự án phát triển giáo viên tiểu học:
Bộ “chuẩn” cần chuẩn hơn để dễ đánh giá, phân biệt các mức độ
Chủ Nhật, 22/10/2006 08:31 SA

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học lần thứ 4” được biên soạn khá công phu, căn cứ vào kết quả đợt thí điểm áp dụng “chuẩn” ở 10 tỉnh từ tháng 10-12/2003; có sự tham gia góp ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý và nhà giáo lão thành. Để tiếp tục hoàn thiện bộ “chuẩn”, Bộ Giáo dục – Đào tạo đang cho thí điểm ở diện rộng hơn để rút kinh nghiệm, lấy ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên trong ngành cũng như xã hội.

 

Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là tất cả các yếu tố đưa ra để đánh giá giáo viên đạt chuẩn đều nặng về định tính mà không có định lượng, ở cả 3 phần: Đạo đức, kiến thức và kỹ năng sư phạm.

 

Việc đánh giá phẩm chất và năng lực của một con người nói chung hay một công chức trong trường hợp “nhận xét chung” thì chỉ cần vài biểu hiện mang tính định tính như chăm chỉ, tốt bụng, giản dị, thẳng thắn. Nhưng trong trường hợp cần đánh giá đầyđủ, chính xác, có so sánh đối chiếu thì cần phải có những yếu tố mang tính định lượng. Ví dụ, có hai người tự nhận là “chuyên cần, tích cực hoàn thành nhiệm vụ”, để đánh giá “ai hơn ai” theo mức độ cần phải có thêm các yếu tố như năng suất lao động, ngày giờ công…

 

061022-chuan-gv.jpg

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học cần cụ thể hơn – Ảnh: THÚY HẰNG

 

Bởi vậy, thiết nghĩ muốn đạt yêu cầu đề ra “phản ánh sự khác biệt về năng lực nghề nghiệp giữa các giáo viên” như mục đích đưa ra bộ chuẩn, cần đưa vào các yếu tố mang tính định lượng để việc đánh giá chính xác hơn, dễ thấy hơn. Mặt khác về “mức độ” đánh giá, cần cụ thể hơn, rõ ràng hơn, giữa các “mức độ” có các khái niệm đánh giá chuẩn xác hơn. Có như vậy người giáo viên “tự đánh giá” cũng dễ mà nhà trường (“người thứ ba” và hiệu trưởng) cũng dễ cân nhắc, so sánh. Xin nêu một vài dẫn chứng:

 

Trong mục 3.1.4 “kế hoạch bài học thể hiện việc sử dụng các tài liệu và thiết bị dạy học” các mức độ đưa ra chưa thật “chuẩn”, rất khó đánh giá. Trong trường hợp này chưa chắc “mức độ 4” đã là cao hơn “mức độ 2”.

 

“Mức độ 2”: “Kế hoạch bài học có nêu cách sử dụng các tài liệu, thiết bị dạy học trong tiến trình tiết dạy”.

 

“Mức độ 4”: “Kế hoạch bài học thể hiện có sử dụng đồ dùng dạy học tự làm (của bản thân hoặc đồng nghiệp).

 

Nếu căn cứ vào các “chuẩn” trên thì ở các trường nghèo chưa được cung cấp đủ đồ dùng dạy học, giáo viên phải tự làm đồ dùng dạy học sẽ dễ dàng đạt “mức độ 4”, còn ở trường có điều kiện được cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học của Bộ, giáo viên không phải “tự làm đồ dùng dạy học”, như vậy chỉ đạt “mức độ 2” (!).

 

Trong Mục 3.2.7 “viết chữ đúng, đẹp và biết cách trình bày bảng” cần làm rõ khái niệm “viết chữ đúng mẫu” (mức độ 3). Mẫu ở đây là mẫu nào? Nếu giáo viên học cấp 1 từ những năm 1980, thường viết theo “bộ mẫu chữ cải tiến”, còn các giáo viên khác, thường không viết theo chữ “cải tiến”. Vậy, thế nào là viết “đúng mẫu”? ở trong yêu cầu này, được phân ra: mức độ 1: “Viết chữ đúng”, mức độ 2: “Viết chữ đẹp”, mức độ 3: “Viết chữ đẹp, đúng mẫu”, liệu đây có thể coi là “chuẩn” để đánh giá chưa, khi có ý kiế cho rằng, viết chữ đẹp đã bao hàm cả “viết chữ đúng” rồi. Vậy giữa mức độ 2 và mức độ 3 nếu căn cứ vào chữ viết liệu “mức độ 3” có cao hơn “mức độ 2”?

 

Xin nêu ra một vài dẫn chứng có tính gợi mở như vậy để anh chị em giáo viên tham khảo, góp ý cho ngành, xây dựng bộ “chuẩn” khoa học hơn, hiệu quả hơn.

 

HAI QUẢNG

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek