10 năm đã qua, phượng sân trường càng thêm đỏ thắm, kỷ niệm lại chất chồng. Kẻ ở người đi, buồn vui lẫn lộn! Và thành quả ngày càng to lớn có chiều cao, chiều rộng vang vọng khắp nơi.
Các vị thầy và bè bạn thân tình lần lượt ra đi, âu cũng là quy luật. Thế nhưng cũng có vô thường!
Địa điểm trường cấp 2 Lương Văn Chánh (thường gọi là trường cấp 2 Hòa Thành) tại Phước Bình năm 1953 - Ảnh: N.Đ
10 năm sau thế hệ học sinh tiếp nối đã đem lại vinh quang cho bản thân, cho gia đình, cho trường lớp vượt bậc cha ông bởi vì “vận nước đang hưng” và mái nhà chung đã phủ khắp!
Những bậc đàn anh dũng cảm hy sinh đã nằm xuống cho quê hương, cho mầm đất nở hoa... Những vị tiến sĩ ngày nào đã ra đi thì lớp kế thừa làm vẻ vang cho xóm làng, trường lớp, Tổ quốc!
Một mái trường cấp hai tranh tre đầu tiên của huyện Tuy Hòa 1 sau hơn nửa thế kỷ, đã có biết bao ngôi trường mới lầu cao đẹp đẽ khang trang thay thế. Một tiến sĩ nổi danh ở Pháp ngày ấy, thì giờ đây có biết bao tiến sĩ trẻ thành đạt và nổi danh khắp nơi. Tiến sĩ bảo vệ được hội đồng khoa học ngày ấy ngợi khen, thì ngày nay có tiến sĩ cũng xuất thân từ vùng đất này mà luận án chưa trình lại được công nhận trước thời gian và không qua hình thức bảo vệ. Đó là luận án của tiến sĩ khoa học (Doctor of Philosophy) của Nguyễn Quang Vinh tại đại học nổi tiếng ở Úc. Vinh là học sinh lớp trẻ từ trường Lương Văn Chánh đã tốt nghiệp thủ khoa phổ thông và đại học, hiện nay đang là cán bộ nghiên cứu của đại học kỹ thuật
10 năm, một khoảng thời gian không lâu, vậy mà lớp trẻ trường chuyên Lương Văn chánh đã có nhiều đóng góp và thành công không phải là nhỏ thuộc nhiều lãnh vực, từ lãnh đạo đến nhà kinh tế giỏi, nhà khoa học, nhà báo, nhà văn... Những giải thưởng hàng năm của hội nhà báo, nhà văn có tên của Phương Trà, Nguyễn Quốc Khương, Lê Thiếu Nhơn, Trần Hoàng Nhân, Nguyễn Vũ Bằng, Đào Phạm Hoàng Quyên, Nguyễn Hữu Hôn.
10 năm, từ thuở ngày xanh với vần thơ ươm mầm “Nắng mới”, thì hôm nay tác phẩm của các em đã có bề dày, đã là nhà văn, nhà báo trẻ, nhà khoa học... năng động tích cực đóng góp cho quê hương. Các em đã bước vào đời bằng chính đôi chân của mình nên các em có thể đi xa và đã đi xa... Các em đã làm rạng rỡ cho đất nước quê hương cho dù các em chưa trực tiếp có trách nhiệm. Các em đã khẳng định: Dù có đi chân trời góc bể, con vẫn nhớ về những năm tháng bên nhau, để xứng đáng là người con của Lương Văn Chánh. (Bảo Thoa).
Nhưng 10 năm cũng là sự ra đi của thầy cô, bạn bè: Những thầy Trần Suyền, Trần Sĩ, Huỳnh Tô, Trần Xuân
NGUYỄN ĐÌNH CHÚC