Tại Việt
: Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ trên vùng Đông Nam Á trong ngày 28/3. - Nguồn: vaec.gov.vn
Chiều 28/3, Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1 của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trạm quan trắc của Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân thuộc Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã phát hiện đồng vị phóng xạ I-131 trong không khí, nhưng hàm lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Theo Báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường của Trung tâm dữ liệu Quốc gia Việt Nam trong mạng lưới của Tổ chức cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam ngày 28/3, hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ trong hai ngày 28 và 29/3 vẫn có xu hướng tiến đến Indonesia và Malaysia.
Trên vùng biển Đại Tây Dương, đám mây phóng xạ lan rộng về phía Đông châu Âu và tại biển Thái Bình Dương, đám mây ngày càng lan rộng xuống phía Nam, đi sâu vào châu Mỹ, lên phía cực Bắc.
Đối với Việt Nam, theo mô phỏng đám mây phóng xạ trong ngày 28 và 29/3 vẫn chưa vào lãnh thổ Việt Nam và có xu hướng lan rộng, có vẻ như tiến đến gần Việt Nam theo hướng Đông Nam.
Đến hết ngày 29/3, có thể có một vài đám mây nhỏ nằm tản mạn sát phía Bắc gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) và phía Nam mũi Cà Mau và đảo Phú Quốc.
Những ngày sắp tới, đám mây này có lan rộng tới Việt
Trung tâm trên cũng lưu ý, mạng lưới Trạm quan trắc phóng xạ hạt nhân của CTBTO rất nhạy và có thể phát hiện các hạt nhân phóng xạ với nồng độ rất thấp trong bầu khí quyển và liều phóng xạ do các hạt nhân phóng xạ này gây ra rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Liên quan đến vấn đề này, phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Nhị Điều, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cho biết, I-131 là một iốt phóng xạ, khi con người hít vào với hàm lượng cao sẽ gây ra một số bệnh liên quan đến tuyến giáp như ung thư… Còn nếu ở mức thấp, iốt này không gây ra tác hại.
“Chúng tôi vẫn sản xuất I-131 để chữa những bệnh liên quan đến tuyến giáp, như bướu cổ”, ông Điều nói. Theo kinh nghiệm của mình, ông Điều cho rằng khi có tai nạn sự cố hạt nhân, I-131 sẽ là một trong những chất phát tán đầu tiên. Tuy nhiên, đồng vị I-131 vừa được phát hiện tại Hà Nội cần được theo dõi chặt chẽ để xác định nguồn gốc chính xác.
Ông Điều giả định có thể quanh khu vực trạm quan trắc phóng xạ thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) có cơ sở sản xuất hoặc sử dụng I-131. Và vì một lý do nào đó, trạm này đã thu nhận được.
Về khả năng ảnh hưởng I-131 từ sự cố Fukushima 1 đến Việt Nam, ông Điều cho rằng nếu ở Việt Nam có phát hiện được thì cũng rất thấp. “Theo lý thuyết, đám mây phóng xạ từ nhật từ
Tính đến chiều 28/3, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng chưa phát hiện ra phóng xạ bất thường trong không khí. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt cũng đưa ra khuyến cáo, trước thông tin trên, người dân nên bình tĩnh chờ thông tin từ cơ quan chuyên môn, bởi hiện nay nó còn đang ở mức rất thấp.
BTV (theo TTXVN)