Thứ Tư, 09/10/2024 23:25 CH
Trời nóng, cẩn thận khi luyện tập
Thứ Năm, 22/06/2006 15:05 CH

Mùa hè đến cũng đồng nghĩa với những hoạt động tập luyện đa dạng và thú vị dành cho bạn. Nhưng đôi khi mùa hè cũng mang theo những mối nguy hiểm không ngờ.

Thời tiết nóng, ảnh hưởng đến cơ thể bạn ra sao?

060622-nuoc.jpgTập thể dục trong những ngày nắng nóng sẽ gây ra căng thẳng quá mức cho hệ thống tim mạch. Cả hai việc tập thể dục và nhiệt độ không khí cao đều làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn.

Để xua đi cái nóng, bạn phải tăng vòng tuần hoàn của máu xuyên qua da. Kết quả là lượng máu cung cấp cho các cơ giảm đi cho nên nhịp tim khi bạn tập thể dục trong những ngày nắng nóng sẽ cao hơn.

Tập luyện trong ngày nắng nóng hoặc ẩm ướt có thể gây ra stress quá mức cho hệ thống điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Bởi vì nhiệt độ cơ thể bị tăng lên quá cao so với trung bình nên bạn rất dễ mắc phải các chứng chuột rút, mất nước, hút nhiệt và say nắng.

Những dấu hiệu  đáng lưu ý của sự hấp thu nhiệt và say nắng

Bạn nên dừng ngay việc tập thể dục nếu có một số triệu chứng hay dấu hiệu sau:

Bị hút nhiệt: dấu hiệu và triệu chứng của việc bị hút nhiệt này là cơ thể bị lạnh, ẩm ướt và da bị tái, chuột rút, nhịp tim yếu dần, buồn nôn.

Bạn cảm thấy bị rùng mình và hoa mắt, cơ thể cảm thấy yếu dần đi hoặc cảm thấy mất phương hướng.

Bạn cũng có thể sẽ tăng lên trên 37 độ. Bạn thấy tâm trạng mất thăng bằng và thậm chí có thể bị ngất.

Khi bắt gặp một hoặc một vài những dấu hiệu trên, cách tốt nhất là bạn hãy nghỉ tập ngay, sau đó uống một cốc nước mát có ga. Sau đó nghỉ ngơi một lúc, bạn nên ngồi trước quạt hoặc tắm qua để nhiệt độ cơ thể giảm xuống. Nếu hiện tượng này diễn ra nhiều lần, bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp và hiệu quả.

Chứng chuột rút

Chuột rút là từ chỉ sự co thắt các cơ khi bạn tập luyện quá hăng say trong môi trường nhiệt độ cao khiến mồ hôi toát ra nhiều và giảm lượng nước trong cơ thể. Thông thường, các cơ cánh tay, chân và bụng là bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Chuột rút cũng có thể là dấu hiệu của sự  hụt nhiệt. Hãy dừng ngay việc luyện tập nếu bạn bị chuột rút và ngồi nghỉ ở nơi thoáng mát, rồi uống một cốc nước lạnh hoặc nước tăng lực. Bạn nên nghỉ luôn buổi tập hôm đó để chứng chuột rút hết hẳn.

Những điều nên chú ý khi tập luyện trong những ngày nắng nóng

Uống đủ nước: Khả năng thích ứng của cơ thể đối với nhiệt độ bên ngoài phụ thuộc vào sự tái tạo hydrat hoá  tương ứng. Khi tập thể dục với cường độ cao trong sự nóng nực, bạn có thể mất hơn 2 lít nước mỗi giờ.

Vì thế, bạn cần uống đủ nước: bao gồm nước tinh khiết, nước hoa quả và các loại thuốc tăng lực để đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.

Hãy tránh những đồ uống có chứa caffein như cà phê, chè và nước uống cola, những loại làm tăng khả năng mất nước của cơ thể.

Nước uống tăng lực: Là loại nước bao gồm chất điện phân như natri, clorua và kali, là những chất sẽ bị mất trong quá trình đổ mồ hôi.

Nếu bạn định luyện tập cường độ hoặc tập nhiều hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn sẽ được lợi từ chất lưu chứa hydrat cacbon và chất điện phân thông qua các loại nước uống tăng lực. Bạn cũng không nên dựa vào cơn khát của mình mà uống quá nhiều nước vì điều này cũng hết sức có hại cho cơ thể.

Hãy mặc quần áo có màu sắc và rộng rãi: Quần áo tối màu có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bạn và làm giảm việc làm khô mồ hôi. Quần áo được may từ vải thô có thể giúp da bạn hết ẩm nhanh.

Bạn hãy tránh mặc những bộ trang phục làm từ cao su hoặc quá nặng, nó sẽ gây nguy hiểm cho bạn trong bất kỳ thời tiết nào. Quần áo rộng thùng thình sẽ giúp cho không khí vào được cơ thể, làm nhanh khô mồ hôi và giúp cho cơ thể cảm thấy mát mẻ. Một cái mũ màu sắc sáng sủa cũng sẽ giúp bạn tránh được tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tập thể dục vào sáng sớm hay chiều muộn: Đây là thời gian mát mẻ nhất trong ngày. Nếu có thể, bạn  hãy tập luyện ở những chỗ có bóng râm.

Bôi kem chống nắng: Không chỉ giúp bảo vệ da bạn mà chúng còn làm nhiệt độ cơ thể bạn ổn định hơn. Hãy để cho cơ thể bạn quen với môi trường nhiệt độ cao.

Nếu được làm quen dần dần, cơ thể bạn sẽ thích ứng được với sự nóng nực và cho phép bạn tập thể dục trong điều kiện này lâu hơn. Nếu sức khoẻ bạn ở trạng thái bình thường, cần từ 4 đến 5 ngày là bạn có thể quen với nhiệt độ cao.

Nhưng nếu bạn bị bệnh kinh niên hoặc bạn đã bước vào tuổi trung niên, bạn có thể phải cần đến 10 đến 12 ngày để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Cách làm quen đơn giản nhất là bạn bắt đầu bằng một bài tập nhẹ nhàng và sau đó dần dần tăng lên.

Hãy đến gặp bác sĩ hoặc uống thuốc nếu bạn bị bệnh kinh niên: bạn nên tìm ra nguyên nhân nếu bệnh của bạn ảnh hưởng đến việc tập thể dục trong thời tiết nóng bức. Những phương thuốc như thuốc lợi tiểu có thể sẽ làm bạn dễ mắc những bệnh liên quan đến nhiệt độ cao.

Khi bạn lên kế hoạch tập luyện ngoài trời, hãy nhớ rằng những người tập ngoài trời kể cả già  lẫn trẻ, đều có nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến sức nóng cao hơn. Nếu bạn luyện tập cùng với những người cùng độ tuổi, hãy chú ý đến bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến tình trạng kiệt sức của họ.

Hãy tập kế hoạch dự phòng: Lập 1 kế hoạch dự phòng khi nhiệt độ tăng cao là một ý kiến tốt.

Ví dụ nhưng trong những ngày mà nhiệt độ hay độ ẩm cao, bạn sẽ tránh những nơi tập trung nhiều sức nóng như một căn phòng có đông người và khi này, tập thể dục ở trong nhà là sự lựa chọn an toàn nhất.

Bạn có thể tập luyện các môn thể thao ở trong nhà như luyện tập ở phòng tập thể dục, bơi hoặc leo cầu thang trong một toà nhà có điều hoà.

Giữ cơ thể bạn luôn mát mẻ và an toàn: Việc luyện tập sẽ giúp cho bạn sống lâu hơn và khoẻ hơn. Nhưng đừng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bạn bằng việc luyện tập trong điều kiện nóng quá mức.

Hãy tập thể dục theo hướng dẫn để tránh nguy cơ bị các bệnh liên quan đến sức nóng.

Theo PN&TT

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek