Hỏi: Em bịbệnh cường giáp đang điều trị, uống Metizol ngày 2 viên. Giờphát hiện có thai hơn 1 tháng, em có nên tiếp tục uống thuốc cường giáp không? Em không muốn ngưng thai; bệnh có ảnh hưởng gìđến em békhông?
Nguyễn Thị Thẩm
(xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa)
Trả lời: Bệnh cường giáp có thể xuất hiện hoặc nặng lên (ở người đã bệnh trước đó) trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nếu không được theo dõi, điều trị tốt, có thể bị sẩy thai hoặc các biến chứng nặng khác như nhiễm độc thai nghén, sản giật. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mức độ cường giáp thường có thể giảm nhưng bệnh sẽ lại nặng lên sau khi sinh.
Đang điều trị cường giáp màcó thai ngoài ý muốn thì hoàn toàn có thể giữ được thai, em cần kết hợp ý kiến tư vấn của bác sĩ sản khoa và bác sĩ nội tiết để có chế độ chăm sóc tiền sản và tiếp tục duy trì liều thuốc kháng giáp phù hợp, không cần hoang mang, nhất là trong tình huống bệnh của em đang ổn định. Vài kiến thức sau giúp em có thể hiểu rõhơn về bệnh cảnh của mình. Nếu không được kiểm soát tốt, nồng độ các hormon tuyến giáp trong máu người mẹ cao, làm nồng độ tuyến giáp trong thai nhi cũng cao gây tăng nhịp tim thai, thai nhi nhẹ cân so với tuổi, đẻ non, thai chết lưu, dịdạng.
Thuốc kháng giáp đang dùng phổ biến gồm 2 loại chính: dẫn chất imidazole, như loại em đang dùng, và dẫn chất thioure (PTU: propylthiouracil). Các loại thuốc này đều qua được nhau thai gây bướu giáp ở thai nhi. PTU thường được lựa chọn để điều trị cường giáp ở phụ nữ có thai vì nó qua nhau thai ít hơn so với các thuốc khác, và chỉ cần dùng ở liều thấp nhất để hạn chế ảnh hưởng thai.
Mục tiêu của điều trị là giữ cho nồng độ hormon giáp (FT3 và FT4) của mẹ ở mức chấp nhận được (bình thường hoặc cao hơn bình thường một chút) với liều PTU thấp nhất. Do vậy nên làm xét nghiệm hormon giáp hàng tháng, có thể kết hợp theo dõi huyết đồ, chức năng gan để đánh giá tình trạng sức khỏe chung của mẹ(xem mẹ có bị thiếu máu không) cũng như theo dõi phản ứng phụ của thuốc kháng giáp (thuốc kháng giáp có thể gây giảm bạch cầu, tăng men gan). Lưu ý dùng thuốc kháng giáp lâu có thể gây suy giáp, rất có hại cho thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu; nên phải được theo dõi kỹ. Vào 3 tháng cuối, nếu tình trạng ổn định, có thể tạm ngưng uống thuốc kháng giáp cho đến sau sinh.
Sau sinh, cường giáp có thể nặng lên, cần uống thuốc kháng giáp lại, nhưng cố gắng duy trì liều thấp nhất đủ hiệu quả, vì các thuốc kháng giáp đều qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé. Thậm chí có thể cân nhắc việc nuôi bé bằng sữa ngoài, thay thế sữa mẹ.
BS ĐOÀN VĂN HẢI