Thứ Năm, 10/10/2024 09:23 SA
Nhà văn, đại tá Đoàn Hoài Trung:
Người lính Phòng không - Không quân viết về Quân chủng
Thứ Bảy, 16/02/2013 11:00 SA

Nhà văn, đại tá Đoàn Hoài Trung luôn tự hào quê cha của anh ở Phú Yên. Nói đến Đoàn Hoài Trung, nhiều người biết đến anh như một chiến sĩ - nghệ sĩtài hoa trên các lĩnh vực: nhiếp ảnh, văn học và báo chí truyền hình.

 

Nhân kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, trên tư cách nhàvăn, nhàbáo - Đoàn Hoài Trung được NXB Quân đội Nhân dân ấn hành tập ký sự Thắng B52 trên bầu trời Hà Nội. Cuốn sách dày hơn 200 trang không chỉ viết về chiến thắng B52 của 40 năm về trước mà còn tái hiện lại lịch sử hình thành và phát triển của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam thông qua ngòi bút văn chương. Trên tư cách nhànhiếp ảnh vàChủnhiệm CLB Nhiếp ảnh chiến sĩ, nhân kỷniệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đoàn Hoài Trung tổ chức triển lãm mang tên Ánh sáng thép vàấn hành cuốn sách ảnh cùng tên tại TP Hồ Chí Minh.

Doan-Hoai-Trung3130202.jpg

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng nhà văn Đoàn Hoài Trung nhân dịp ông được thăng quân hàm đại tá

NGƯỜI LÍNH LÃNG TỬ

Với những người sơ giao, ít người biết Đoàn Hoài Trung là một người lính với hơn 30 năm trong quân ngũ. Bởi Đoàn Hoài Trung rất lãng tử khi anh chơi gần như tất cảcác môn nghệ thuật. Nếu ai chưa biết hỏi Đoàn Hoài Trung chơi môn nghệ thuật gì, lập tức anh có thể tự tin trình thẻ hội viên: Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nghệ sĩNhiếp ảnh Việt Nam, hiện anh đang phụ trách Phó chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Quân đội, Chủ nhiệm CLB Nhiếp ảnh Chiến sĩBáo Quân đội nhân dân.

Ngoài văn chương, nhiếp ảnh, Đoàn Hoài Trung còn là một nhà báo kỳ cựu từng công tác tại Báo Phòng không - Không quân, báo Quân đội nhân dân và hiện là Trưởng đại diện Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội tại TP Hồ Chí Minh. Đoàn Hoài Trung còn rất lãng tử bởi lâu lâu lại thấy anh tháp tùng bà xãđi thi hoa hậu dành cho các quý bà đẹp và thành đạt. Tháp tùng vợ đi thi hoa hậu xong, lại thấy Đoàn Hoài Trung làm vệ sĩkiêm nhiếp ảnh riêng của cô con gái rượu đi thi người đẹp. Người thương vợ thương con như thế, lại bay bổng văn chương, nhiếp ảnh như Đoàn Hoài Trung không phải lãng tử mộng mơ, yêu đời thì là gì?!

Thế nhưng, dùviết văn, làm báo hay làm nhiếp ảnh, Đoàn Hoài Trung vẫn luôn luôn là một người lính với đúng tính cách, tác phong quân nhân ăn sâu vào máu thịt. Người viết bài này có dịp đi tác nghiệp cùng Đoàn Hoài Trung và nhận thấy điều đó. Với cánh nhà văn, nhà báo hay thức khuya, dậy muộn là việc bình thường. Riêng Đoàn Hoài Trung, dùđêm trước thức đến hơn 12g đêm để viết tin bài, soạn hình ảnh gửi về tòa soạn, thì sáng hôm sau đúng 5g là anh đãthức dậy đi tập thể thao. Tác phong quân nhân còn hiện rõ trong từng lời anh nói tức là thực hiện ngay. Dường như đời lính kỷ luật nghiêm khắc không hề mâu thuẫn với đời thường lãng tử trong con người Đoàn Hoài Trung.

Doan-Hoai-Trung130202.jpg
Đại tá Đoàn Hoài Trung (bìa phải) tại một cuộc triển lãm ảnh

LỊCH SỬ CẦN ĐƯỢC GIỮ GÌN

Thắng B52 trên bầu trời Hà Nội là một trong rất nhiều cuốn sách của nhà văn Đoàn Hoài Trung. Cuốn sách đặc biệt bởi Đoàn Hoài Trung xuất thân là lính thông tin không quân dùhiện nay anh làm công tác khác. Và dùbây giờ mang quân hàm đại tálàm nhiệm vụ truyền thông trong quân đội, Đoàn Hoài Trung vẫn luôn xem một phần đời của anh thuộc về Quân chủng Phòng không - Không quân. Viết về Quân chủng cũng là cách Đoàn Hoài Trung viết về một phần đời của chính anh.

Thắng B52 trên bầu trời Hà Nội là tập ký sự tập hợp các bài viết trong quátrình làm báo của Đoàn Hoài Trung về Quân chủng Phòng không - Không quân và về Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972. Tập ký sự đã diễn giải nguồn gốc chiến công vĩ đại mang tầm vóc quốc tế. Bởi trên thế giới này, chỉ có bộ đội Phòng không - Không quân Việt Nam mới bắn hạ được “siêu pháo đài bay B52”. 40 năm trôi qua, đã có nhiều cuộc chiến tranh xảy ra, nhưng chưa có nơi nào làm được điều kỳ diệu như Việt Nam trong việc khống chế không lực của cường quốc số một thế giới.

 

Đoàn Hoài Trung cho biết: “Đọc tập ký sự chúng ta được thấy tài tiên đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chuẩn bị công phu cho trận đánh của Đảng, của quân đội và nhất là của Quân chủng Phòng không - Không quân”.

Người đọc cũng được gặp lại những tướng lĩnh, những người chỉ huy tài ba trong trận đánh lịch sử được mệnh danh là “Điện Biên Phủ trên không” 40 năm trước. Đó là thượng tướng Phùng Thế Tài, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tư lệnh đầu tiên của Quân chủng Phòng không - Không quân; trung tướng Lê Văn Tri, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân; thiếu tướng Nguyễn Quang Bích, nguyên Phó tư lệnh Quân chủng; trung tướng Hoàng Văn Khánh, nguyên Phó tư lệnh Binh chủng Tên lửa; thiếu tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó chính ủy Quân chủng; trung tướng Vũ Trọng Cảnh, nguyên Chính ủy Sư đoàn 363; thiếu tướng Trần Văn Giang, nguyên Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hà Nội; trung tướng Trần Nhẫn, nguyên Phó tư lệnh Sư đoàn Phòng không Hà Nội; thiếu tướng Đỗ Văn Phúc, nguyên Tham mưu phó đặc trách tên lửa Sư đoàn Phòng không Hà Nội…

Tập ký sự còn giúp người đọc hiểu thêm về sự hình thành và phát triển các lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân, chiến công thầm lặng của những lực lượng sản xuất đạn tên lửa, bộ đội ra đa… Nhà văn Đoàn Hoài Trung chia sẻ: “Thông qua cuốn sách, tôi muốn tái hiện lại lịch sử của một Quân chủng cùng các chiến công vĩ đại. Bởi lịch sử cần được giữ gìn và những con người làm nên lịch sử không thể nào bị lãng quên”.

TỰ HÀO VỀ GIA ĐÌNH

Ba của Đoàn Hoài Trung là đại tá, tiến sĩ Đoàn Văn Quảng, ông là Viện trưởng Viện Khoa học Hàng không đầu tiên của Việt Nam. Quê của ông ở xã Xuân Lộc, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945, theo anh ruột là Đoàn Văn Tường, Phó ty Công an tỉnh Khánh Hòa bấy giờ. Năm 1946, ông Đoàn Văn Tường bị địch phục kích bắn chết tại mặt trận Diên Khánh. Ông Đoàn Văn Quảng đã đi bộ vượt Trường Sơn ra chiến khu Việt Bắc, làm việc trong ngành quân giới ở chiến khu. Ông đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ với vai trò tiếp ứng vũ khí cho mặt trận.

Giữa mùa chiến dịch vào 1/4/1954, trong lúc về hậu phương tiếp nhận vũ khí, ông Đoàn Văn Quảng đã cưới bà Huỳnh Thị Mừng. Bà Huỳnh Thị Mừng, má của đại tá Đoàn Hoài Trung quê ở Huế. Cả nhà bà Mừng đi ra miền Bắc theo kháng chiến. Bà Huỳnh Thị Mừng sau này trở thành bác sĩ, Chủ nhiệm Quân y Cục Kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân. Anh trai của đại tá Đoàn Hoài Trung là đại tá, tiến sĩ Đoàn Châu Long, hiện nay đang là Trưởng phòng Quân binh chủng Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng. Như vậy, cả gia đình Đoàn Hoài Trung có 3 đại tá gồm ba, anh trai vàchính ông.

Vợ của nhà báo Đoàn Hoài Trung làbác sĩ Trịnh Thị Vân Anh, Trưởng trạm Y tế Hãng hàng không Jetstar Pacific, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thời trang tuổi 40, chị Vân Anh hát hay, múa giỏi và là một phụ nữ tài sắc vẹn toàn. Bác sĩTrịnh ThịVân Anh từng đoạt giải Á hậu thời trang tuổi 40 do Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh tổ chức năm 1999 và Quý bà duyên dáng nhất Việt Nam năm 2009. Con gái Đoàn Kiều My, tốt nghiệp bằng giỏi kỹ sư Viễn thông tại Đại học kỹ thuật Phần Lan, thủ khoa thạc sĩ quản trị kinh doanh Đại học tài chính Anh Quốc, Hoa khôi dạ hội cuộc thi Miss ô tô năm 2011.

DANH TRÍ

 

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

CÁC TIN KHÁC
Tản mạn về hai cây bút trẻ
Chủ Nhật, 17/02/2013 18:00 CH
Võ Hồng và tình yêu quê hương
Thứ Bảy, 16/02/2013 15:00 CH
LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek