Nhắc đến họa sĩ Nguyễn Đức Dụ, người ta nhắc đến 400 bức ký họa về Trường Sơn. Sau 8 năm vẽ trên đường Trường Sơn, ông có một gia tài quý giá, đáng trân trọng như thế.
Họa sĩ Đức Dụ
Năm 1965, Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt
Một lần, Đức Dụ vào vẽ ở vùng đồng bào A So. Nơi đây, bà con căm thù giặc rất sâu sắc nên ai cũng dốc sức phục vụ quân giải phóng. Ở làng Tre có một ông già ngoài 60 tuổi đã mù cả hai mắt vì bị địch tra khảo, vẫn cố mang một gùi đạn nặng 60 cân, và phải nhờ đứa cháu dẫn đường. Cậu bé cầm một đầu cây gậy còn đầu kia ông già cầm. Họ cứ như thế theo đoàn dân công đem đến giao tận tay bộ đội. Biết chuyện, Đức Dụ tìm đến làng Tre, vẽ chân dung hai ông cháu cõng hàng đi phục vụ chiến dịch. Nhưng bức tranh không được như ý bởi tay vẽ mà đầu óc cứ dồn lên bao cảm xúc.
Một lần khác, Đức Dụ vào mặt trận đường 9 - Nam Lào. Ông đi cùng một đơn vị xe và xuất kích cùng với xe của chiến sĩ Triệu Duy Kéo. Xe đến nơi thì gặp quân ta đang đánh điểm cao 416. Các pháo thủ lấy đạn trên xe của Duy Kéo để bắn. Họa sĩ Đức Dụ bỏ “đồ nghề” sang một bên, định tham gia chiến đấu cùng đồng đội thì một chiến sĩ hét lên: “Thôi, không cần đồng chí đánh nhau. Anh hãy vẽ đi. Lúc này mà anh không vẽ bọn tôi thì còn lúc nào!”. Đức Dụ liền ngồi ngay trên đống gỗ cạnh trận địa để vẽ, trong tiếng súng và tiếng thét của pháo trận địa. Hai chiến sĩ đã giúp Đức Dụ để bức tranh nhanh chóng hoàn thành. Hôm đó, thiếu màu, Đức Dụ phải lấy đất trắng để làm bột màu. Bức tranh đó sau này được đánh giá cao.
Chiến tranh qua đi, đường Hồ Chí Minh huyền thoại còn đó, rừng Trường Sơn máu lửa còn đó, những chiến công và sự hy sinh anh dũng vẫn còn đó. Thì những bức tranh của một thời, ghi lại những khoảnh khắc, những sự kiện là minh chứng tuyệt vời. Những bức tranh đó sẽ theo Đức Dụ đến hết cuộc đời như lời ông nói. Khi đất nước im tiếng súng, họa sĩ nhiều lần trở lại chiến trường xưa. Phong cảnh đã khác, một số cung đường đã khác. Đi đường của hôm nay mà Đức Dụ ngơ ngác tìm đường của ngày xưa. Và một vài phút trầm lắng, ông lại nghe thấy tiếng đồng đội xung trận, tiếng hò reo của các chiến sĩ mở đường. Những kỷ niệm ùa về, vẹn nguyên, đẹp như những bức tranh…
Đức Dụ tổ chức 10 cuộc triển lãm, trong đó có tám triển lãm tranh về Trường Sơn, một triển lãm tranh về quê hương, một triển lãm tranh về dầu khí. Tranh của Đức Dụ đã thu hút sự chú ý của nhiều người yêu hội họa trong và ngoài nước, nhất là các cựu chiến binh. Họ đứng lặng im trước những bức họa sinh động của ông như gặp lại hình ảnh của quá khứ hào hùng. Đó là những bức đáng nhớ như: Cua chữ A, Bắn máy bay, Đội điều trị binh trạm 33 (1969), Bốc hàng trong chiến dịch, Tổ trực chiến trên cao điểm Suối Trăng (1971), Trọng điểm Tha Mé… Trong một triển lãm, có bà mẹ đứng trước bức Cua chữ A khóc mà nói rằng: “Con trai tôi đã hy sinh ở đây…”. Bà vừa nói vừa sờ vào tranh, làm rất nhiều người có mặt tại phòng tranh hôm đó xúc động.
Họa sĩ Nguyễn Đức Dụ sinh năm 1946, tại Đồng Quang, Gia Lộc, Hải Dương. Ông mê vẽ từ nhỏ. Năm 1973, Đức Dụ về Hà Nội, học trường Đại học Mỹ thuật. Năm 1978, ông tốt nghiệp và về công tác ở Bảo tàng Hậu cần, tiếp tục vẽ tranh. Ông được kết nạp vào Hội Mỹ thuật Việt
NGUYỄN VĂN HỌC