Thứ Hai, 30/09/2024 07:34 SA
Truyền lửa bài chòi cho thế hệ trẻ
Thứ Ba, 21/11/2023 09:52 SA

Lớp tập huấn nghiệp vụ bài chòi tại TX Đông Hòa. Ảnh: THIÊN LÝ

Nhm gìn gi và phát huy ngh thut bài chòi (NTBC), S VH-TT&DL va m các lp tp hun nghip v bài chòi cho gn 200 học viên là cán b văn hóa cơ s, giáo viên dy âm nhc các trường THCS, THPT; đại din các câu lc b bài chòi, ngh thut biu din và mt s ht nhân phong trào văn hóa, văn ngh TX Đông Hòa và 2 huyn min núi Sông Hinh, Đồng Xuân.

 

Nghệ nhân Nguyễn Đình Thoảng (Bình Thảng), Phó Chi hội trưởng Chi hội Sân khấu (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh) là người trực tiếp truyền lửa, hướng dẫn cách hát, cách thể hiện từng làn điệu của bài chòi cho các học viên.

 

Lp học ca nim đam mê

 

Nghệ nhân Bình Thảng chia sẻ: “Được hình thành từ bao đời nay, NTBC thấm sâu vào tâm hồn và tình cảm của người dân Nam Trung Bộ nói chung, Phú Yên nói riêng. Bài chòi có 4 làn điệu cơ bản, gồm: Xuân nữ, xàng xê, cổ bản, hò quảng, vừa mang âm hưởng mượt mà, đằm thắm mà hào sảng như tâm hồn con người ở vùng đất này vừa chứa đựng sự ngọt ngào của bản sắc dân tộc”. Mỗi làn điệu phù hợp với từng cảnh huống khác nhau. Làn điệu xuân nữ tha thiết, trữ tình, thể hiện tình cảm nhớ thương, thích hợp với lối tự sự, giãi bày tâm trạng thường để nói về những người trung thực, thật thà. Điệu xàng xê áp dụng cho những đối thoại có cao trào, nhịp độ nhanh, giục giã, thể hiện sự căm ghét, uất ức, bộc bạch hết nỗi lòng. Điệu cổ bản dùng trong việc khắc họa những nhân vật phản diện. Còn điệu hò quảng tươi tắn, khỏe khoắn diễn tả tình cảm vui mừng, phấn khởi, rạng rỡ nên thường phân đoạn hát ngắn, được áp dụng cho cả đối thoại và độc thoại.

 

Tại các lớp tập huấn, bằng những ca từ mộc mạc được nhấn nhá, ngân nga kết hợp với những âm thanh từ những ngón đàn điêu luyện của hai nhạc công phụ giảng, nghệ nhân Bình Thảng kết hợp truyền đạt kiến thức cơ bản về lịch sử, nguồn gốc, giá trị bài chòi với các làn điệu đặc trưng và những cách hát khác nhau trong mỗi làn điệu.

 

“Là người trực tiếp đứng lớp truyền dạy hát bài chòi, tôi cố gắng đem những kinh nghiệm và kiến thức tích lũy trong thời gian qua truyền đạt lại cho các học viên, với mong muốn các bạn trẻ tiếp thu, gìn giữ và phát huy tối đa giá trị NTBC của địa phương, dân tộc”, nghệ nhân Bình Thảng bày tỏ.

 

Theo chị Ngô Thị Bích Vân, thành viên Câu lạc bộ Bên Bờ Sóng (TX Đông Hòa), từ khi tham gia, chị đã được hun đúc tình yêu bài chòi từ các thành viên trong câu lạc bộ. Tuy giờ đây đã tự tin biểu diễn trên sân khấu tại các hội thi, hội diễn về bài chòi nhưng với niềm đam mê, chị vẫn bị lôi cuốn khi được tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ bài chòi. “Bộ môn nghệ thuật dân gian này như có sức hút khiến con người ta xích lại gần nhau. Tham gia lớp tập huấn này, tôi mong muốn được học hỏi nhiều hơn, nâng cao kỹ năng hát và biểu diễn, góp phần bảo tồn và phát huy NTBC, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, chị Vân nói.

 

Gy dng phong trào

 

Theo ông Nguyễn Ngọc Thái, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, công tác bảo tồn và phát huy di sản bài chòi, trong đó có việc đưa loại hình nghệ thuật này vào đời sống của người dân luôn được Sở VH-TT&DL và các địa phương triển khai bằng nhiều hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, để mọi người tiếp cận, hiểu và yêu thích loại hình nghệthuật này là cả chặng đường dài. Các lớp tập huấn nghiệp vụ bài chòi này là một trong những hoạt động của đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể NTBC Trung Bộ Việt Nam trên địa bàn tỉnh năm 2023. “Các lớp tập huấn nhằm giúp lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận, nắm vững những kiến thức cơ bản của NTBC để gầy dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương”, ông Thái nhấn mạnh.

 

Bà Hồ Thị Việt Kiều ở xã Xuân Long (huyện Đồng Xuân) cho rằng: Tập huấn nghiệp vụ bài chòi rất ý nghĩa và bổ ích, là động lực cho những người yêu NTBC có thêm niềm tin và yên tâm gắn bó với loại hình nghệ thuật đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, nhất là tạo điều kiện cho các học viên trẻ nâng cao kỹ năng hát, kỹ năng biểu diễn bài chòi, kế tục thế hệ trước. Tuy nhiên, với bài chòi, phải học và hát thường xuyên mới thấm và ngấm. Nếu hát qua vài lần rồi bỏ, không được bồi dưỡng thêm thì sẽ dần bị mai một.

 

“Để phát huy, nhân rộng NTBC hơn nữa đòi hỏi phải có thêm thời gian và sự chung tay, hỗ trợ của các ngành liên quan. Cùng với tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ bài chòi cơ bản và nâng cao, trong thời gian tới, Sở VH-TT&DL sẽ tiếp tục tổ chức trình diễn NTBC kết hợp với một số loại hình nghệ thuật truyền thống; đồng thời hỗ trợ trang thiết bị (âm thanh, nhạc cụ, trang phục, thẻ bài, nhà chòi...) cho các câu lạc bộ bài chòi trên địa bàn tỉnh; đưa NTBC vào trường học...”, ông Nguyễn Ngọc Thái cho biết thêm. 

 

Các lớp tập huấn nhằm giúp lực lượng làm công tác văn hóa, văn nghệ ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận, nắm vững những kiến thức cơ bản của NTBC để gầy dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở địa phương.

 

Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Nguyễn Ngọc Thái

 

THIÊN LÝ

BÌNH LUẬN
Mã xác nhận:



Nhập mã:

LIÊN KẾT
Báo Phú Yên Online - Địa chỉ: https://baophuyen.vn
Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Phú Yên - Giấy phép hoạt động báo chí số 681/GP-BTTT do Bộ TT-TT cấp ngày 21/10/2021
Tổng biên tập: Nguyễn Khánh Minh
Tòa soạn: 62 Lê Duẩn, phường 7, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Điện thoại: (0257) 3841519 - (0257) 3842488 , Fax: 0257.3841275 - Email: toasoandientu@baophuyen.vn
Trang chủ | Toà soạn | Quảng cáo | Đặt báo | Liên hệ
Bản quyền 2005 thuộc Báo Phú Yên Online
Thiết kế bởi nTek