Trong buổi lễ mừng đại thọ nhà văn Phạm Tường Hạnh tròn “90 năm cuộc đời, 70 năm cầm bút” vào cuối tháng 3 vừa qua do Hội Nhà văn TP HCM và gia đình tổ chức, người bạn già của ông – nhà văn Trần Kim Trắc hóm hỉnh nói vui khi cầm trên tay Tuyển tập Phạm Tường Hạnh (NXB Văn học): “Quyển sách dày như thế này không thể nào nằm đọc ngay cả với những người trẻ khỏe. Nhưng nếu muốn hiểu một phần lịch sử miền
Bạn viết nhiều thế hệ xin chữ ký của nhà văn Phạm Tường Hạnh |
MỘT ĐỜI VIẾT KÝ, MỘT ĐỜI CHỨNG NHÂN
Sau 70 năm cầm bút, dấu ấn của nhà văn Phạm Tường Hạnh vẫn là ký sự. Sở dĩ cả đời ông chỉ chọn mỗi thể loại này vì ông xem nhà văn Nguyễn Tuân như một người thầy cần học hỏi và noi theo. Hơn nữa, như nhà văn Phạm Tường Hạnh từng tâm sự, ông muốn dùng thể loại ký để ghi lại chân thực nhất những gì đã sống, đã nghe thấy suốt cuộc đời “chứng nhân” của mình. Những thiên ký sự như Anh hùng Phạm Ngọc Thảo (NXB Công an Nhân dân), Vua Phật Lưu Công Danh đi kháng chiến in nhiều kỳ trên báo Nhân dân và Sài Gòn giải phóng… thể hiện phương châm đó của nhà văn. Với những thiên ký sự như thế, có nhiều người hỏi sao ông không viết thành tiểu thuyết, nhà văn Phạm Tường Hạnh cười: “Bản thân nhân vật và câu chuyện đã là tiểu thuyết rồi”.
Nhà văn PhạmTường Hạnh vừa được nhà nước trao Huân chương dành cho các vị lão thành tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945. Khoảng năm 1936, khi mới 18 tuổi, Phạm Tường Hạnh đã được dịp gần gũi với nhiều lãnh tụ cách mạng miền
Nhà văn Phạm Tường Hạnh từng làm Trưởng ty Thông tin Thủ Dầu Một trong thời kỳ cam go này. Ông cũng làm Thư ký tòa soạn các báo Vệ quốc quân quân khu 7 rồi Vệ quốc quân miền Tây
SỐNG TRỌN CHỮ TÌNH
Điều đặc biệt của nhà văn Phạm Tường Hạnh trong 70 năm cầm bút là, ông đã tạo cho mình một phong cách riêng của thể loại ký sự, tuy cũng lắm nhọc nhằn trăn trở. Ông đã có công trong việc xác định thể loại ký sự văn học từ bình thường đến ký sự dài và tiểu thuyết ký sự. Tiểu thuyết ký sự Anh hùng Phạm Ngọc Thảo là một minh chứng sống động. (Nhà văn ĐOÀN MINH TUẤN)
Theo kỷ yếu hội viên Hội Nhà văn VN – Nhà văn Việt Nam hiện đại, nhà văn Phạm Tường Hạnh tên thật Phạm Trọng Hân, sinh ngày 17/7/1920 tại Thái Bình. Nhưng ông Phạm Minh Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Phát hành sách Fahasa, con trai nhà văn cho biết: “Cụ thân sinh của tôi sinh năm 1918, khai sinh 1920, do đó năm 2008 này cụ tròn 90”.
Trong số các bạn văn cùng thời với nhà văn Phạm Tường Hạnh, có rất nhiều người thành danh từ những sáng tác đầu tay. Nhà văn Phạm Tường Hạnh thì ngược lại, càng lớn tuổi những trang viết của ông mới được giới chuyên môn lẫn bạn đọc ghi nhớ nhiều. Năm 1962, tập truyện ngắn Vợ chồng Bảy Thẹo (NXB Văn học) của ông được giải thưởng truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ quân đội, thời đó được xem là chuyện hiếm. Mãi đến năm 80 tuổi, ông mới nhận giải thưởng thứ hai trong đời do Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT VN trao tặng cho ký sự Vua Phật Lưu Công Danh đi kháng chiến (1998) và thiên ký sự Anh hùng Phạm Ngọc Thảo (2001)… Nhiều người thắc mắc tại sao lao động như nhà văn mà sự ghi nhận của các giải thưởng lại muộn màng như vậy? Câu trả lời cũng thật dễ khi nhìn vào thể loại sáng tác mà nhà văn Phạm Tường Hạnh đã chọn. Thể loại này đòi hỏi nhà văn phải sống chí tình với cuộc đời trước đã.
Sau buổi mừng đại thọ nhà văn Phạm Tường Hạnh (được tổ chức tại khách sạn Sài Gòn) với phần đông là các đồng nghiệp cầm bút, các bạn viết nhiều thế hệ đến xin chữ ký của ông lên tuyển tập vừa xuất bản. Điều khiến ai cũng ngạc nhiên là ông nhớ tên rất nhiều người và chữ viết của ông vẫn sắc nét chứ không hề run rẩy vì tuổi tác.
THANH KIỀU