Nhiều người ăn tết ta ở Trung Quốc, Lào, Campuchia… vì xuất khẩu gà đá đúng dịp này.
Vài năm trở lại đây, rộ lên phong trào săn lùng gà đá xuất sang Trung Quốc, Lào, Camphuchia. Đây là một nghề khá mới mẻ nhưng thu nhiều lợi nhuận của nhiều hộ gia đình ở Phú Yên. Với nhiều người làm nghề đưa gà xuất ngoại, hầu hết đã trải qua cảnh ăn tết xứ người.
Xem gà đá. - Ảnh: T.GIANG
“CHIẾN KÊ” XUẤT NGOẠI
Theo anh Nguyễn Ngọc Thái (xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa), gà đá Việt Nam có tiếng từ lâu bởi “có giống tốt”, lại “bách chiến bách thắng”, nhất là các chiến kê ở dải đất ven biển miệt Bình Định, Phú Yên... nên được xuất khẩu ào ạt sang Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Chiến kê qua bên đất Trung Quốc, giới mua gà cho đá thử để phân loại gà. Con nào có các thế hiểm như đâm lườn, xỏ dĩa, chạy kiệu, trên lưng đá dập xuống… có thể trong một, hai hiệp làm cho đối thủ mù mắt, gãy cổ, bể lườn, rớt mỏ… ngay lập tức được định giá bán tăng cả chục lần so với giá ban đầu. Người mua tùy theo thương hiệu, trường phái và chiến tích từng con mà có thể trả giá đến chục triệu, thậm chí cả trăm triệu đồng/con.
Để có được một con gà “chiến” xuất ngoại, bán giá cao, người đi chọn gà phải biết xem chân, xem tướng, coi vảy, coi mắt, mỏ, mồng gà để đánh giá khả năng chịu đòn và tránh đòn, nhất là cho đá thử để xem đòn đá có đẹp và hiểm không. Công đoạn sau đó là tỉa lông ở các vùng đầu, cổ, ức, đùi, rồi xoa bóp thuốc nghệ thường xuyên để gà có lớp thịt săn chắc và những ngón đòn dũng mãnh. Về thức ăn, gà đá ăn lúa, giun, dế, lòng đỏ trứng, thịt bò bằm nhuyễn, tép, hột vịt lộn, chuối xiêm để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu.
Theo những người nuôi gà đá ở xã Hòa Thành, thị trường trong nước chỉ ưa chuộng những con gà nòi trọng lượng khoảng 3kg. Những con gà cân nặng hơn lại được các thị trường Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan ưa chuộng, giá mua mỗi con gà thấp nhất là 500.000 đồng. Ông Hoạt, một người chuyên nuôi gà đá, cho hay phong trào đi buôn gà đá sang Trung Quốc đang phát triển mạnh. Ở huyện Đông Hòa có đến hàng chục người chuyên đi mua gà đá để xuất khẩu. Hiện nay gà nòi đá Việt
ĂN TẾT NƯỚC BẠN
Theo anh Ngô Minh Tuấn, một người nuôi gà đá ở huyện Tuy An, người làm nghề lái gà hiếm khi có thời gian nghỉ ngơi do gà nuôi lớn, thấy “cứng cựa” là có thể xuất ngoại. Thời gian “xuất ngoại” cũng vô chừng, thường là 2-3 tháng/lần. “Nhiều khi vì mưu sinh nên tụi tôi phải “đi hàng” từ mùng một Tết Nguyên đán. Nhiều người “đánh hàng” xong, do trễ chuyến, trễ xe cũng đành phải ăn tết nước bạn” – anh Tuấn cho biết.
Anh Võ Tấn Lực (thôn Phú Lễ, xã Hòa Thành) chuyên đưa gà đá từ Phú Yên sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn. Theo anh Lực trung bình mỗi chuyến đi từ 7 đến 10 ngày, thủ tục đi lại cũng khá đơn giản. Vì là bạn hàng đi quen của xe khách Bắc –
Thông thường, mỗi chuyến chuyển gà qua Trung Quốc, giới buôn gà thường thuê nhà trọ nhốt gà, chăm sóc gà như ở Việt Nam để dân chơi gà đá Trung Quốc đến xem và chọn mua. Do vậy, thời gian lưu lại ít nhất là một tuần. Anh Nguyễn Văn Tâm (xã Hòa Bình 2, huyện Tây Hòa), một lái gà, cho biết: “Nhiều khi đưa gà “xuất ngoại” trùng vào Tết Nguyên đán, trong lòng cảm thấy buồn vời vợi vì phải xa gia đình, vợ con, một mình cô đơn đón cái tết trong tiết trời lạnh lẽo. Những lúc đó, đành phải đi tìm mấy anh em cùng cảnh ngộ tổ chức nhậu nhẹt, ca hát, nói chuyện phiếm để quên đi nỗi nhớ nhà”.
Nhưng cũng có những thương buôn gà nòi chuyên nghiệp người Việt. Họ tiếp nhận gà từ các thương lái nhỏ, lẻ, ở lại Trung Quốc hàng tháng trời cho giới chơi gà nước bạn đá sây, sổ, tìm hiểu chân đá nhiều ngày trời để bán được gà với giá rất cao, có khi lên đến 40-50 triệu đồng/con. Do đó, họ gần như không có cơ hội ăn tết quê nhà.
TRƯỜNG GIANG