Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là “mùa làm ăn” của dân bắt cua xanh ở cửa sông Đà Nông, xã Hòa Hiệp Nam (huyện Đông Hòa). Nhờ cua xanh, nhiều người ở đây có thu nhập khá.
Anh Ninh vợt được một con cua xanh
Ở Việt Nam, người dân một số địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã nuôi cua xanh từ rất lâu, hầu hết nuôi theo hình thức quảng canh, năng suất thấp, trung bình 120-150 kg/ha. Nguồn cua giống thả nuôi hoàn toàn dựa vào khai thác ngoài tự nhiên. Ở Phú Yên, cua xanh có rất nhiều ở ven hai đầm Cù Mông, Ô Loan và cửa Đà Nông… Riêng nghề nuôi cua xanh chỉ mới được người dân nuôi theo dạng thâm canh và “vỗ béo” trong các hồ nuôi tôm ở ven dòng hạ lưu sông Bàn Thạch… |
Sau buổi cơm chiều, trời đã chập choạng tối. Tôi theo anh Nguyễn Văn Ninh, một người bắt cua xanh có tiếng, và những người dân thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp
Đêm càng sâu, thủy triều càng rút cạn. Dọc hai bờ sông Đà Nông là hàng chục ngọn đèn soi của các “thợ” bắt cua, làm sáng cả một vùng. Nhiều tốp người săn cua lội bì bõm trong làn nước lạnh ngắt nơi cửa sông để tìm cua. Ánh sáng đèn điện hắt xuống dòng sông, mắt cua hiện lên đỏ chói. Nhờ đó, người săn cua dùng vợt xúc cua, bỏ vào giỏ mang theo bên mình. Vừa soi cua, anh Ninh cho biết: “Cua nổi trên mặt nước hay nằm dưới đáy sông thì bắt không khó. Khó nhất là cua nằm dưới lớp cát. Phải là người có kinh nghiệm trong “nghề” này mới phát hiện được những chú cua xanh vùi mình trong cát. Thường thì chúng hay sủi bọt tăm hoặc khi soi đèn pin qua thì chúng cựa mình làm cho lớp cát rạn ra. Chỗ đó một trăm phần trăm là có cua”.
Cũng theo anh Ninh, không phải ai cũng có thể soi và bắt cua dễ dàng. Nhiều người soi cua mới vào nghề, lội nước rũ cả đôi chân, cháy hàng loạt bóng điện, nhưng chỉ bắt được vài con cua xanh, “đủ luộc nhấm rượu giải mỏi sau một đêm lội nước sông”.
Thành quả sau một đêm bì bõm ở vùng cửa sông - Ảnh: V.TÀI
Những người đi soi cua xanh nơi cửa sông Đà Nông cho biết, thời gian soi cua của họ theo con nước thủy triều. Khi thủy triều rút cũng là lúc người làm nghề này “vào cuộc”. Thường họ đi vào lúc chiều tối, nhưng cũng có khi nửa đêm mới bắt đầu xuống sông. Mỗi đêm lao động như vậy, người ít cũng bắt được 50 con, nhiều thì cả trăm. Hiện nay, cua xanh được bán với giá 50.000-100.000 đồng/kg tùy kích cỡ lớn nhỏ. Mỗi đêm ra sông, người soi cua “chuyên nghiệp” ở Hòa Hiệp
Ông Mười Trò (Phạm Văn Trò) là một trong những người tiên phong trong nghề nuôi cua xanh ở thôn Đa Ngư. Ông tâm sự: “Nghề nuôi cua rất nhàn hạ, chưa thấy có dịch bệnh, lại ít tốn thức ăn. Chỉ cần chăm sóc khoảng chừng 2-3 tháng là có thể thu hoạch, đem bán cho các thương lái ở địa phương. Họ mua gom để bán cho các nhà hàng, quán ăn trong tỉnh”…
VĂN TÀI