Tôi gặp anh Hoàng Viết Tín (31 tuổi, quê ở phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa), Trưởng phòng Thiết kế - Xây dựng đường sắt Công ty Jescose Viet Nam vào một ngày cuối năm 2008, khi anh đang tất bật với bản vẽ thiết kế kỹ thuật cho dự án nhà ga mới Nagano của Nhật Bản.
TỪ NHÂN VIÊN TRỞ THÀNH “SẾP” THIẾT KẾ
Tín cho biết anh đang tranh thủ hoàn tất dự án mới cho khách hàng vì qua tết lại phải đi Nhật nên lo không thực hiện kịp. Đây chỉ là một trong hàng chục dự án tư vấn thiết kế do nhóm anh đảm trách. Nhìn những bản vẽ kỹ thuật… rối rắm, những người “ngoại đạo” như tôi đâu biết rằng để hoàn thành một bản vẽ như thế, Tín cùng đồng sự phải mất ít nhất 6 tháng trở lên, với cường độ làm việc khá dày. Trong đó, với vai trò là “chủ xị”, Tín chịu nhiều áp lực căng thẳng hơn cả. Nhìn anh dán mắt vào màn hình vi tính, tỉ mỉ dò dẫm lại những dòng kẽ, thông số kỹ thuật bản vẽ như những thợ làm kim hoàn đang tỉ mẩn khắc những họa tiết nhỏ xíu lên tác phẩm, mới thấy anh ham việc thế nào. “Công việc yêu cầu luôn phải kỹ lưỡng bất kể ở đâu, trên công trường hay tại công ty. Mỗi dự án giá trị hàng triệu USD, mỗi một thông số trên bản vẽ có tỉ lệ rất lớn khi ứng với thực tế, vì vậy yêu cầu người kỹ sư thiết kế phải chính xác từng chi tiết”, anh nói.
Tín trong phòng làm việc ở Công ty Jescose
Sinh ra và lớn lên ở Phú Yên, Hoàng Viết Tín hiểu rõ những cơ cực của người miền Trung khốn khó, nên anh luôn ý thức vươn lên trong cuộc sống. Năm 1996, học xong THPT ở Trường Ngô Gia Tự, Tín đậu vào Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh và 4 năm sau, anh tốt nghiệp ngành khoa học Nhật Bản loại ưu. Ra trường, anh vào Công ty Jecose làm việc cho đến nay. Trong 8 năm ở công ty này, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi, từ cấp nhân viên chuyên về thẩm định giá, đội trưởng, nay Tín trở thành Trưởng phòng Thiết kế với mức lương tháng hàng chục triệu đồng.
Năm 2007, anh sang Nhật theo chương trình tu nghiệp sinh, học lĩnh vực rất mới là thiết kế xây dựng đường sắt. Việc học tập của Tín trôi chảy nhờ khả năng tiếp thu nhanh và trình độ tiếng Nhật, tiếng Anh lưu loát. Tín liên tục đi tu nghiệp nước ngoài trong những năm sau đó, đến nỗi được bạn bè ví như đi du lịch. Mỗi lần đi rồi về, anh đem cái mới lạ học được ứng dụng vào thực tế tại Việt
Hoàng Viết Tín (thứ hai từ phải sang) và các đồng nghiệp tại một công trình ở Nhật Bản |
NGÃ RẼ CUỘC ĐỜI
Theo Tín, hiện nay, bài toán khó giải về hệ thống giao thông Việt
Đối với Tín, anh thành công ở lĩnh vực kỹ thuật là cơ duyên, một trong những ngã rẽ cuộc đời đầy thú vị. Tín kể, anh thích nhất là trở thành luật sư, nhưng nhiều yếu tố đẩy anh đến với công việc này. Từ lúc công tác tại Công ty Jecose, anh dự định vừa làm vừa học luật nhưng rồi công việc cuốn anh trở thành chuyên gia kỹ thuật hồi nào không biết. Điều đặc biệt là Tín học lĩnh vực xã hội, nhưng thành đạt nhờ làm về kỹ thuật, đây là điều hiếm gặp nếu chuyên môn không đáp ứng. Chính vì vậy, tự học là phương cách tối ưu anh chọn lựa. Tín nghiên cứu rất nhiều tài khoa học xây dựng của nước ngoài và nghiền ngẫm khi có thể. Anh cho rằng cuộc đời vốn dĩ nhiều ngã rẽ, đã chọn rồi phải đi đúng hướng và quyết đeo đuổi tới cùng. Tín kể, ở xứ người anh học được nhiều thứ, trong đó có tác phong làm việc công nghiệp, trách nhiệm với công việc. Đó cũng là những điều mà người lao động Việt
Qua gần chục năm làm việc, nhận xét về Tín, ông Omameuda, phụ trách kỹ thuật Công ty Jescose cho biết, Tín là mẫu người có văn hóa, cái tên đã gắn với con người anh.
NGUYỄN THẠNH